Hiện nay nhu cầu sử dụng những cơ sở hạ tầng nhà ở dạng chung cư, nhà cao tầng, các khu vực cơ sở sản xuất công xưởng nhà máy hay những khu trung tâm thương mại cũng ngày một nhiều.
Do vậy nên để nhằm đảm bảo được tính an toàn, bảo vệ tốt cho con người trong các tình huống xấu có thể xảy đến tại những công trình như thế này thì việc chuẩn bị lắp đặt các hệ thống phòng cháy chữa cháy là điều không thể thiếu. Lắp bể nước PCCC cũng là một trong số những hạn mục như thế. Dưới đây PCCC Kim Long sẽ giới thiệu đến bạn công thức tính thể tích nước PCCC theo tiêu chuẩn như thế nào để từ đó lắp đặt bể nước cho phù hợp.
Tại sao cần phải lắp đặt bể nước phòng cháy chữa cháy?
Do việc sử dụng những công trình nhà cao tầng, chung cư, khu trung tâm thương mại hay mở ra các nhà máy, công xưởng sản xuất ngày một phổ biến và tăng cao nên vấn đề về đảm bảo an toàn cho con người, tài sản trong những tình huống xấu có thể xảy ra như hỏa hoạn, cháy nổ, chập điện,.. là điều cần thiết.
Chính vì vậy nên những công tác lắp đặt hệ thống PCCC trong công trình xây dựng, lắp đặt bể nước phòng cháy chữa cháy là những điều cần phải làm. Công việc tính thể tích bể nước để thiết kế bể theo công trình, tính lưu lượng nước dự trữ phù hợp để có thể xử lý tốt các tình huống tức thời nhất có thể xảy đến cũng là yếu tố không thể bỏ qua.
Bể nước PCCC cần lắp đặt ở đâu?
Các bể nước PCCC sẽ cần được lắp đặt nhiều ở những công trình như:
- Những công trình đặc biệt, có liên quan đến quốc gia và Nhà nước Việt Nam ta như là các trụ sở Quốc hội, những nhà hát Quốc gia,..
- Những công trình bắt buộc cần có công tác PCCC đặt biệt như là tại các kho chứa xăng dầu. khí đốt, chất nổ, những công trình khai thác, gia công, chế biến dầu khí và các loại chất nổ, các công trình ngầm hay khai thác mỏ nguyên liệu,..
- Những công trình tạm thời dưới thời gian 5 năm nhưng được yêu cầu thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy do có các yếu tố đặc biệt
- Những công trình xây dựng dân dụng nhà ở hay các công trình công nghiệp do cấp huyện quản lý và xây dựng được tính thể tích bể nước PCCC theo một số yêu cầu cụ thể, theo các điều kiện kinh tế và kỹ thuật của địa phương đã được thỏa thuận với cơ quan PCCC cấp tỉnh và thành phố
Thông số kỹ thuật của bể nước chữa cháy
Khác với bể nước trong các nhà ở hộ gia đình, quy định về bể nước chữa cháy đảm bảo đầy đủ các thông số kỹ thuật cụ thể dưới đây:
- Chiều dày của vách/thành bể nước: 25cm
- Chiều dày của đáy bể nước: 30cm
- Mực nước tối đa trong bể: 3m
Bể nước phòng cháy chữa cháy được làm từ vật liệu bê tông cốt thép, chịu lực tốt. Bên trong bể có hệ thống đường ống cung cấp nước vào và nước thoát ra bên ngoài.
Đường ống tiêu thụ nước gồm 2 loại:
- Cấp nước phục vụ sinh hoạt
- Cấp nước phục vụ hoạt động sản xuất kết nối trực tiếp với các thiết bị kỹ thuật. Đây cũng chính là đường ống cấp nước chữa cháy trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn. Đầu ra là các trụ cấp nước chữa cháy được lắp đặt nổi hoặc ngầm có từ 2 họng- 4 họng
Quy định về bể nước chữa cháy đạt chuẩn hiện nay
Quy định về bể nước chữa cháy trong các khu dân cư, nhà máy sản xuất và công trình dân dụng như sau:
- Phục hồi nước dự trữ trong bể không quá từ 14 giờ- 36 giờ
- Có máy bơm chính và máy bơm dự phòng cung cấp nước cho bể chứa nước phòng cháy chữa cháy. Máy bơm cấp nước tự động hoặc là loại điều khiển bẳng tay. Số lượng máy bơm dự phòng phụ thuộc vào số lượng máy bơm chính. Ví dụ: 3 máy bơm chính vận hành cần ít nhất 1 máy bơm dự phòng
- Cần 2 bể chứa nếu thể tích nước dự trữ lên tới 1.000m3
- Thể tích bể chứa dự trữ lượng nước đảm bảo sử dụng tối thiểu trong 1 giờ
- Có máy bơm tăng áp cho bể chứa nước và két nước áp lực. Bể nước chữa cháy trong các khu công nghiệp có họng nước và thiết bị chữa cháy tự động. Tại các khu dân cư lượng nước dự trữ cung cấp đủ dập đám cháy bên trong và bên ngoài với thời gian khoảng 10 phút
- Đối với các loại bể chứa nước phòng cháy chữa cháy có áp lực cần trang bị thêm: thiết bị đo mực nước trong bể, thiết bị cảnh báo, thiết bị điều khiển tự động
Công thức tính thể tích bể nước PCCC theo tiêu chuẩn
Công thức tính thể tích nước cho hệ thống PCCC
Theo như Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622 – 1995 đưa ra thì hệ thống chữa cháy vách tường cần phải chữa cháy trong thời gian là 3 giờ liên tục.
Chính vì vậy nên dung tích nước dự trữ trong bể (thể tích bể chứa PCCC dự kiến) để mạng lưới hệ thống chữa cháy vách tường hoạt động trong 3 giờ liên tục sẽ tính theo công thức: V1 = 5 (l/s) x 3 x 3600 = 54000 (l) = 54 (m3).
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 7336 – 2003 thì thời gian chữa cháy của hệ thống Sprinkler là 0.5 giờ. Ta sẽ có công thức tính thể tích bể nước PCCC như sau: V2= 0.008 (l/s) x 120 x 1800 = 17280 (l) = 17.28 (m3)
Từ đó ta có thể tính thể tích nước dự trữ cho bồn chứa nước lắp ghép PCCC tối thiểu sẽ là: V = V1 + V2 = 54 + 17.28 = 71.28 (m3)
Cũng theo điều 10.27 của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622 cũng đã quy định mức nước dự trữ chữa cháy ngoài nhà là trong 1 giờ, nước dự trữ dự kiến để dập tắt đám cháy phải đảm bảo sử dụng được cho 3 giờ liên tục. Vì họng nước chữa cháy ngoài nhà sẽ chữa cháy chính cho công trình và chống cháy lan cho những công trình kế bên.
Xem thêm: Quy định thiết kế pccc cho nhà xưởng
Công thức tính lưu lượng nước bơm cho chữa cháy ngoài nhà sẽ được tính toán dựa theo các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn quốc gia: QCVN 08 – 2009/ BXD, TCVN 2622 – 1995, TCVN 6160 – 1996
- Mức lưu lượng nước ở mỗi đám cháy cần đạt mức 10 l/s
- Mức lưu lượng nước bơm chữa cháy Hydrant system cần đạt mức 20 l/s
- Thời gian chữa cháy cần đạt mức 3 giờ liên tục
Từ đó ta có công thức tính toán lưu lượng nước trong một đám cháy sẽ là: 3 (h) x 60 (phút) x 60 (s) x 10 (l/s) = 108000 (l) = 108 (m3)
Nếu như có xuất hiện đồng thời từ 2 đám cháy trở lên ở những hạng mục công trình xây dựng liền kề nhau thì bạn sẽ cần phải nhân tương ứng với số đám cháy để cho ra mức lưu lượng nước chính xác.
Tùy thuộc vào từng hạng mục công trình, các chỉ số theo tỉ lệ tương ứng mà ta có thể tính được thể tích bể nước PCCC hợp lý, hiệu quả nhất để sử dụng.
Cách tính thể tích trong bể nước PCCC của công trình mẫu
Để giúp bạn có thể hiểu hơn về những công thức tính thể tích bể nước PCCC cho công trình xây dựng đã được giới thiệu ở trên. Thì PCCC Hà Nội xin giới thiệu đến bạn cách tính tham khảo cho một công trình mẫu như sau:
Đây là công trình khối văn phòng cho một nhà máy sản xuất có 3 tầng, các kích thước của công trình là W = 55m, L = 90m. Cấu kiện chịu lửa khu nhà: bậc II.
Tính lưu lượng nước ở hệ thống tự động
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 736 – 2003, có thể dựa theo bảng sau để xem xét và tính toán:
- Mật độ phun thiết kế yêu cầu d = 0.08 (l/m2)
- Diện tích chữa cháy S = 120 (m2)
- Diện tích bảo vệ tối đa 1 Sprinkler s = 12 (m2)
- Thời gian thực hiện phun chữa cháy t = 30 (phút)
- Khoảng cách tối đa giữ các Sprinkler = 4 (m)
Công thức tính lưu lượng yêu cầu tối thiểu của hệ thống sẽ là: Q1 = d x S = 0.08 x 120 = 9.6 (l/s) = 34.56 (m3/h) -> làm tròn 35 (m3/h)
Ta tính được lượng nước tối thiểu cần thiết để có thể chữa cháy trong thời gian 30 phút (0.5 giờ) sẽ là: V1 = Q1 x t = 35 x 0.5 = 17.5 (m3/h)
Tính lưu lượng nước sử dụng cho hệ thống chữa cháy ngoài nhà
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622 – 1995, có thể dựa vào bảng sau để xem xét và tính toán:
Mức lưu lượng nước cần cho mỗi trụ chữa cháy ngoài trời q = 5
Công thức tính lưu lượng nước cần thiết trong 1 giờ là: Q2 = (q x 360 x n)/ 1000 (m3/h) = 5 x 3600/ 1000 = 18 (m3/h)
Ta tính được lượng nước tối thiểu cần thiết để sử dụng chữa cháy trong 3 tiếng đó là: V2 = Q2 x t = 18 x 3 = 54 (m3)
Trong trường hợp nếu không thể lấy nước trực tiếp từ nguồn cung cấp nước hay lấy nước trực tiếp từ đường ống cấp nước đô thị, không đảm bảo được lưu lượng và áp suất nước như quy định thì cần có biện pháp dự trữ nước PCCC cho phù hợp. Phải tính lưu lượng nước chữa cháy lớn nhất để sử dụng trong 3 giờ liên tiếp.
Tính số họng nước chữa cháy
Dựa vào Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622: 1995, có thể tính số họng nước chữa cháy theo bảng quy định sau:
- Số họng nước chữa cháy ở mỗi điểm: 1 họng
- Mức lưu lượng nước tối thiểu ở mỗi họng q = 2.5 (l/s)
Công thức tính lưu lượng nước cần thiết trong 1 giờ: Q3 = (q x 360 x n)/ 1000 (m3/h) = 2.5 x 3600/ 1000 = 9 (m3/h)
Ta tính ngay được lưu lượng nước cần thiết trong 3 giờ sẽ là: V3 = 9 x 3 = 27 (m3)
Từ 3 thể tích V1, V2, V3 ta có thể tính được thể tích nước chữa cháy cần cho khối công trình trên sẽ là: V = V1 + V2 + V3 = 17.5 + 54 + 27 = 98.5 (m3) -> làm tròn làm 100m3
Xem thêm: Thi công PCCC chuyên nghiệp trọn gói giá cạnh tranh
Dịch vụ tư vấn thiết kế phòng cháy, chữa cháy của Công ty CP PCCC KIM LONG cung cấp luôn đảm bảo uy tín, chất lượng. Cạnh tranh về giá cả với mong muốn luôn mang đến cho quý khách hàng dịch vụ tư vấn thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy tốt nhất, tạo sự tin tưởng và hợp tác lâu dài. Nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm một đơn vị thi công phòng cháy tại Bình Dương và các tỉnh lân cận như Tây Ninh, Long An, Bình Phước,… uy tín, giá cả hợp lý hãy liên hệ với chúng tôi:
Công ty CP PCCC Kim Long
Văn Phòng Đại Diện : 35 đường D6 – KDC Phúc Đạt, phường Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Trụ sở: 23 Lê Thị Trung, Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Email : kimtrongphat@gmail.com
Hotline: 0906.266.379
Email: pccckimlongviet@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/pccckimlong
Gruop tham gia trao đổi về pccc: https://www.facebook.com/groups/717458367072510