QUY ĐỊNH THIẾT KẾ PCCC NHÀ XƯỞNG

5/5 - (1 bình chọn)

Hệ thống chữa cháy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các nhà xưởng sản xuất vì hỏa hoạn trong các nhà nhà xưởng, kho có thể gây ra hậu quả rất nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp. Thời gian gần đây liên tục xảy ra các vụ cháy lớn tại các nhà xưởng, nhà kho chứa hàng với hậu quả rất nghiêm trọng. Từ đó các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng ý thức và chủ động hơn trong việc trang bị hệ thống PCCC (hệ thống phòng cháy chữa cháy) trong nhà xưởng của doanh nghiệp mình. Bài viết sau sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan hơn về hệ thống PCCC nhà xưởng . Các quy định thiết kế pccc nhà xưởng, tiêu chuẩn và cấu tạo hệ thống pccc.

I. TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ PCCC NHÀ XƯỞNG

Hệ thống PCCC là hạng mục quan trọng trong thiết kế nhà xưởng. Đây cũng là bộ phận cần thiết và bắt buộc theo quy định thiết kế pccc nhà xưởng nhằm đảm bảo an toàn về tài sản, con người trong suốt quá trình hoạt động. Thiết kế hệ thống PCCC nhà xưởng cần đảm bảo sự chặt chẽ, khoa học, phù hợp với loại hình xây dựng, hoạt động nhà xưởng.

Lý do nên lắp đặt hệ thống PCCC cho nhà xưởng, nhà kho.

Lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy dần được phổ biến hiện nay nhờ những lợi ích mà nó mang đến cho mọi công trình. Với thực trạng có quá nhiều vụ cháy nổ thời gian gần đây nên việc thi công hệ thống PCCC là vô cùng cần thiết.

• Đám cháy có thể phát sinh bất cứ lúc nào, do đó khi không có sự hiện diện của con người, những hệ thống phòng cháy chữa cháy sẽ làm nhiệm vụ dập tắt các đám cháy một cách nhanh và hiệu quả nhất

• Hệ thống PCCC nhà xưởng cũng là một hạng mục quan trọng cho các công trình nhà xưởng được xây dựng mới hiện nay vì nếu không có nó bạn sẽ không thể tiến hành làm thủ tục hoàn công cho nhà xưởng, nhà kho được.

• Việc bảo trì và bảo dưỡng hệ thống PCCC khá dễ dàng và ít tốn kém.

• Thời gian sử dụng các hệ thống này lâu dài, chất lượng luôn đảm bảo.

• Hiệu quả mang lại rất cao, không cần sự tham gia của con người, linh động, an toàn, hoạt động ổn định

• Người lao động luôn được làm việc trong môi trường an toàn với hỏa hoạn.

Hiện nay có 3 loại hệ thống PCCC dành cho nhà xưởng công nghiệp như sau:

  • Hệ thống PCCC vách tường: Hệ thống được đặt vào vách tường, cầu thang thoát hiểm hoặc hành lang. Hệ thống này dùng nước để dập lửa, khi xảy ra sự cố chỉ cần mở van chặn nước áp lực cao sẽ phun ra để chữa cháy. Được sử dụng phổ biến cho nhà xưởng sản xuất, nhà máy có nguy cơ cháy nổ thấp như xưởng cơ khí, điện tử, gia công đồ thủ công mỹ nghệ,…
    Hệ thống PCCC vách tường chuyên dụng cho nhà xưởng.
  • Hệ thống PCCC tự động Sprinkler: Hệ thống dùng vòi xả kín và luôn ở chế độ thường trực, tự động kích hoạt khi Minh hiện nhiệt độ cao hơn ngưỡng cài đặt. Được sử dụng ở các nhà xưởng, nhà kho có nguy cơ cháy nổ cao như nhà máy hóa chất, nhà kho, xưởng may mặc, nhà xưởng sản xuất bông, vải, len,…
Chi tiết hệ thống PCCC tự động Sprinkler.
  • Hệ thống PCCC bán tự động: Đây là hệ thống cơ bản gồm hộp chữa cháy, hộp chữa cháy gắn tường, cuộn vòi, lăng phun, bộ van, bình chữa cháy cơ động,… Khi có sự cố người phụ trách cứu hỏa sẽ sử dụng các thiết bị có sẵn để khống chế hỏa hoạn. Hệ thống này hiện nay không còn được sử dụng phổ biến mà dùng kết hợp với 1 trong 2 hệ thống trên.
Tủ chữa cháy – hệ thống PCCC bán tự động.

II. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THIẾT KẾ PCCC NHÀ XƯỞNG

Nghị định số 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ là văn bản Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy. Đây là văn bản pháp lý có quy định cụ thể về tiêu chuẩn, quy chuẩn khi thiết kế PCCC nhà xưởng nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản và con người.

Tại Điều 7 của Nghị định này đã nêu rõ những điều kiện an toàn về PCCC đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, kho hàng,… như sau:

  • Có các quy định, nội quy, biển báo, sơ đồ thoát hiểm nhà xưởng, sơ đồ PCCC,… Phù hợp với loại hình hoạt động của cơ sở.
  • Cơ sở cần có những quy định, phân công trách nhiệm PCCC khi có sự cố.
  • Hệ thống điện, hệ thống chống sét, chống tĩnh điện, các thiết bị sử dụng điện, thiết bị sinh nhiệt, sinh lửa cùng với việc sử dụng nhiệt, sử dụng lửa của cơ sở sản xuất, kho hàng, nhà xưởng phải đảm bảo đảm an toàn PCCC.
  • Có các quy trình kỹ thuật an toàn về PCCC, phù hợp với hình thức sản xuất, vận hành của nhà xưởng.
  • Nhà xưởng có lực lượng phản ứng tại chỗ về PCCC được huấn luyện nghiệp vũ và tổ chức sẵn sàng thường trực tại nhà xưởng.
  • Có các phương án PCCC, thoát nạn, cứu hộ đã được cấp có thẩm quyền xem xét và phê duyệt theo quy định tại Điều 21 thuộc Nghị định này.
  • Nhà xưởng có hệ thống giao thông, hệ thống cấp nước và hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống báo cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy, phương tiện cứu người,… Đảm bảo số lượng, chất lượng và đúng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật vần PCCC hoặc theo quy định của Bộ Công An.
  • Nhà xưởng, nhà kho có khối tích từ 1000m3 trở lên phải được các cơ quan Cảnh sát PCCC tiến hành thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về PCCC.
  • Cơ sở phải có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động PCCC theo đúng với quy định của Bộ Công An.
Pháp luật quy định đầy đủ các tiêu chuẩn thiết kế PCCC nhà xưởng cho từng loại hình nhà xưởng khác nhau.

Đối với các nhà xưởng khung thép mái tôn dạng trống cũng cần đáp ứng các tiêu chuẩn thiết kế PCCC nhà xưởng sau:

  • Công trình khi thiết kế xây dựng phải có giải pháp chống cháy lan bằng chính kết cấu xây dựng hoặc có hệ thống PCCC.
  • Phải có các giải pháp giúp tăng giới hạn chịu lực của cấu kiện xây dựng chủ yếu theo đúng với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về PCCC nhằm hạn chế tối đa nguy cơ sụp đổ khi có hỏa hoạ.

Xem thêm: Phòng cháy chữa cháy trong khách sạn nhà nghỉ

III. CÁC TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ PCCC NHÀ XƯỞNG HIỆN NAY.

Hiện nay có rất nhiều tiêu chuẩn thiết kế PCCC nhà xưởng, tùy vào công trình của bạn mà áp dụng 1 hay nhiều tiêu chuẩn khác nhau khi thiết kế công trình. Dưới đây là các tiêu chuẩn và quy chuẩn được dùng nhiều nhất:

Tiêu chuẩn Việt Nam: 

  • TCVN 2622- 1995 “Phòng cháy, chữa cháy cho nhà và công trình. Yêu cầu thiết kế”.
  • TCVN 5738-2001 “Hệ thống báo cháy – Yêu cầu kỹ thuật”.
  • TCVN 5760-2001 “Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng”.
  • TCVN 6379:1998 “Thiết bị chữa cháy – Trụ nước chữa cháy – Yêu cầu kỹ thuật”.
  • TCVN 4513-88 “Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế”.
  • TCVN 3256-89 “An toàn cháy- Yêu cầu chung”.
  • TCVN 3890-2009 “Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng”.
  • TCVN 5684:2003 “An toàn cháy các công trình dầu mỏ và sản phẩm dầu – Yêu cầu chung”.
  • TCVN 4879:1989 “Phòng cháy – Dấu hiệu an toàn”.
  • TCVN 48:1996 “Phòng cháy chữa cháy doanh nghiệp thương mại và dịch vụ – Những quy định chung”.

Quy chuẩn Việt Nam: 

  • QCVN 06-2020/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về an toàn cháy cho nhà và công trình”.
  • QCVN 08: 2009/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia” Công trình ngầm đô thị.

IV. CẤU TẠO CỦA HỆ THỐNG PCCC ĐÚNG THEO TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ PCCC NHÀ XƯỞNG

Hệ thống PCCC hoạt động tuần hoàn và có sự kết nối chặt chẽ với nhau khi có sự cố xảy ra nhằm giúp giảm tối đa thiệt hại về người và của. Tùy vào thiết kế, cấu trúc, loại hình sản xuất của từng nhà xưởng mà hệ thống PCCC sẽ gồm 1 hoặc tất cả các phần sau:

Hệ thống cảnh báo cháy: 

Giúp cảnh báo sớm khi có nguy cơ cháy nổ xảy ra để kịp thời ngăn chặn đám đám khi vừa mới phát sinh bằng những thiết bị, vật dụng đơn giản được trang bị ngay tại đơn vị.

Hiện nay có 2 loại hệ thống báo cháy phổ biến nhất là:

  • Thiết bị cảm biến khói: Máy dò khói cảm biến cháy tự động bằng cách nhận biết khói và truyền tính hiệu đến trung tâm báo cháy để kích hoạt chức năng báo động. Thiết bị này có giá thành rẻ, hoạt động chính xác 24/24, lắp đặt dễ dàng, dễ sử dụng và bảo trì nên được ưa chuộng hiện nay.
  • Thiết bị đầu báo nhiệt: Hoạt động dự nên sự cảm biến về nhiệt độ môi trường xung quanh. Khi nhiệt độ của môi trường tại khu vực cao hơn mức nhiệt độ được cài đặt thì thiết bị sẽ gửi tín hiệu về trung tâm báo cháy. Ngoài ra thiết bị này còn có thể phun nước, CO2 để dập tắt 1 đám cháy nhỏ.
Đầu cảm biến khói của hệ thống PCCC.

Hệ thống báo động và thông báo:

Hệ thống báo động là bộ phận bắt buộc phải có để báo động, thông báo đến nhân viên, người lao động, người dân ở khu vực đó về tình trạng hỏa hoạn. Các hệ thống báo động hiện nay có thể liên kết trực tiếp đến các lực lượng PCCC, cảnh sát cứu hỏa để kịp thời ứng cứu khi có sự cố.

Hệ thống báo cháy hiện đại còn có thể có các chức năng như tự động đóng ngắt hoạt động của thang máy, mở vòi phun nước, kết nối với hệ thống thông gió, điều hướng, thoát khói,… Và các hoạt động khác nếu được cài đặt nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng cho con người.

Hệ thống báo cháy và thông báo khi có hỏa hoạn.

Thiết kế, thi công hệ thống chữa cháy:

Hiện nay có khá nhiều hệ thống chữa cháy khác nhau, mỗi loại sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau để bạn cân nhắc, lựa chọn tùy vào công trình của mình.

  • Hệ thống chữa cháy Sprinkler: Chữa cháy bằng cách phun nước trực tiếp vào khu vực đang cháy. Hệ thống có thể tự kích hoạt bằng cách cài đặt 1 ngưỡng nhiệt độ thích hợp cho đầu phun Sprinkler. Hệ thống này thích hợp cho các nhà xưởng, kho, bãi,… nhưng không thích hợp cho văn phòng, phòng máy tính, khu vực có những thiết bị có thể hư hại nhiều nếu gặp nước.
Đầu phun nước hệ thống PCCC tự động Sprinkler.
  • Hệ thống chữa cháy hóa chất khô: Hệ thống chữa cháy bằng cách phun khí vào các nơi cháy để dập tắt đám lửa bằng phương pháp thủ công. Hệ thống có thể được kích hoạt tự động và có thể thiết kế, trang bị thêm các thiết bị phụ khác để ngắt nguồn thiết bị điện, khóa đường ống dẫn gas. Hóa chất khô sử dụng không gây hại cho sức khỏe mà còn có tác dụng cân bằng lượng O2 trong không khí để các nạn nhân có thể hô hấp tạm thời.
  • Hệ thống chữa cháy bằng khí CO2: Dập tắt đám cháy bằng cách phun ra khí CO2, làm loãng không khí tới một tỉ lệ nhất định dưới mức duy trì sự cháy. Hệ thống này thường dùng ở những nơi chưa các thiết bị, máy móc quan trọng, nơi chứa dữ liệu, tài sản có giá trị. Tuy nhiên vì cháy CO2 không tốt cho sức khỏe công người do đó cần đảm bảo mọi người đã thoát khỏi khu vực đó an toàn mới có thể dùng.
  • Hệ thống chữa cháy bọt Foam: Sử dụng bọt foam để dập tắt đám cháy, các hạt foam giãn nở bao phủ lên trên bề mặt tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí và lửa, từ đó giúp dập tắt hỏa hoạn 1 cách nhanh chóng. Hệ thống này được ưu tiên sử dụng ở những khu vực có nguy cơ cao về cháy nổ như khu sản xuất nhiệt độ cao, nơi chứa hàng hóa dễ cháy, khu máy móc sinh nhiệt cao,…
    Hệ thống chữa cháy sử dụng bọt foam.

Xem thêm: Phòng cháy chữa cháy cho nhà hàng

V. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN VỀ THIẾT KẾ PCCC NHÀ XƯỞNG

Để có thể đáp ứng các tiêu chuẩn thiết kế PCCC nhà xưởng bạn cần nắm rõ những yêu cầu sau:

  • Luôn đảm bảo an toàn tính mạng của con người lên trên hết.
  • Thiết kế đảm bảo có thể giảm thiểu tối đa thiệt hại về tài sản khi xảy ra hỏa hoạn.
  • Chất lượng của hệ thống PCCC phải đảm bảo hoạt động tốt, liên tục và không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, sản xuất thường ngày.
  • Thiết kế của hệ thống PCCC phải phù hợp với công năng của từng nhà xưởng khác nhau.
  • Sẽ không có bản thiết kế hệ thống PCCC nào giống nhau do mỗi công trình có thiết kế và công năng riêng biệt nhưng chúng phải có đầy đủ các thành phần cấu tạo nên một hệ thống PCCC chung cần thiết phải có.
Thiết kế PCCC nhà xưởng phải đạt các yêu cầu cơ bản.
VI. LƯU Ý KHI THIẾT KẾ ĐẢM BẢO ĐÚNG THEO TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ PCCC NHÀ XƯỞNG

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà bạn cần nắm rõ như sau:

  • Nhà xưởng, nơi thiết kế, xây dựng hệ thống PCCC cần đảm bảo khoảng cách an toàn về PCCC với nhà xưởng, công trình bên cạnh.
  • Mức độ chống chịu lửa của công trình phải tương thích với quy mô, tính chất hoạt động, sản xuất thường ngày của nhà xưởng.
  • Phải có các giải pháp nhằm đảm bảo ngăn cháy và chống cháy lan sang các khu vực lân cận.
  • Máy móc, công nghệ sản xuất, lưới điện, hệ thống chống sét, sự phân bố vật tư, máy móc, thiết bị phải đảm bảo an toàn về PCCC.
  • Có sơ đồ thoát hiểm, xây dựng hệ thống lối thoát, lối đi, cầu thang thoát hiểm dành riêng trong các sự cố cháy nổ.
  • Thiết kế các thiết bị chiếu sáng, đèn chỉ dẫn lối thoát và thiết bị hút khói để tránh các nạn nhân bị ngộp thở do khói.
  • Chỗ để xe, phương tiện vận tải, kho bãi phải được đảm bảo an toàn.
  • Có hệ thống cấp nước chữa cháy và phải đảm bảo đủ lượng nước, sức đẩy nước đạt yêu cầu PCCC.
  • Thiết kế, xây dựng hệ thống báo cháy và chữa cháy phải phù hợp với loại hình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, đảm bảo đầy đủ số lượng, thiết bị cần thiết.
  • Các doanh nghiệp, đơn bị cũng phải luôn dự phòng khoảng kinh phí cho PCCC.
Lưu ý về thiết kế, loại hệ thống PCCC để đảm bảo hiệu quả cao khi dùng và đạt chuẩn chất lượng.

Xem thêm: Thi công PCCC chuyên nghiệp trọn gói giá cạnh tranh

Công ty CP PCCC KIM LONG giới thiệu đến khách hàng một số mẫu bản vẽ thiết kế PCCC nhà xưởng đạt tiêu chuẩn để bạn tìm hiểu và tham khảo khi thiết kế cho công trình của mình.

 

 

———————————————————————————————————————————————————————————————————————————–

Công ty CP PCCC Kim Long chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, thiết kế, thi công hê pccc. PCCC Kim Long chuyên thi công phòng cháy ở tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An và các tỉnh miền Tây.

Để biết thêm chi tiết vui lòng xin liên hệ:

Công ty CP PCCC Kim Long
Văn Phòng Đại Diện : 35 đường D6 – KDC Phúc Đạt, phường Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Trụ sở: 23 Lê Thị Trung, Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Email : kimtrongphat@gmail.com
Hotline: 0906.266.379
Email: pccckimlongviet@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/pccckimlong

Vị trí đến công ty

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *