Trên con đường phát triển của xã hội hiện đại, việc tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy (PCCC) trở thành một trách nhiệm không thể phớt lờ. Đặc biệt, vào năm 2024, một số quy định mới về các đối tượng bắt buộc xin giấy phép PCCC đã được áp dụng, đặt ra những yêu cầu nghiêm ngặt hơn đối với các tổ chức và cá nhân. Trên tinh thần đó, bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu về các đối tượng bắt buộc xin giấy phép PCCC mới nhất 2024, từ đó giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về quy định này và hành động một cách có trách nhiệm.
1. Đối tượng bắt buộc xin giấy phép PCCC mới nhất 2024
Cụ thể tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định đối tượng thuộc diện bắt buộc xin giấy phép PCCC mới nhất 2024 như sau:
(1) Đồ án quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch;
(2) Các dự án, công trình khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b khoản 5 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP gồm:
– Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
– Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
– Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non có từ 100 cháu trở lên hoặc có tổng khối tích 3.000 m3 trở lên; trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên;
– Trường cao đẳng, đại học, học viện, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
– Bệnh viện; phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão, cơ sở phòng chống dịch bệnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế khác được thành lập theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên.
– Nhà hát, rạp chiếu phim, rạp xiếc có từ 300 chỗ ngồi trở lên; trung tâm hội nghị, tổ chức sự kiện cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà văn hóa, cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, kinh doanh dịch vụ xoa bóp, công viên giải trí, vườn thú, thủy cung cao từ 3 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên.
– Chợ, trung tâm thương mại, điện máy, siêu thị, cửa hàng bách hóa, cửa hàng tiện ích, nhà hàng, cửa hàng ăn uống có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên.
– Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
– Nhà làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
– Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày, nhà lưu trữ, nhà sách, nhà hội chợ có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên. Di tích lịch sử, công trình văn hóa khác cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
– Bưu điện, cơ sở truyền thanh, truyền hình, viễn thông, nhà lắp đặt thiết bị thông tin, trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
– Sân vận động có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thể thao, cung thể thao trong nhà, trung tâm thể dục, thể thao, trường đua, trường bắn, cơ sở thể thao khác được thành lập theo Luật Thể dục, thể thao có sức chứa từ 5.000 chỗ ngồi trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
– Cảng hàng không; đài kiểm soát không lưu; bến cảng biển; cảng cạn; cảng thủy nội địa; nhà chờ bến xe ô tô, nhà ga đường sắt, nhà chờ cáp treo vận chuyển người, trạm dừng nghỉ có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên; công trình tàu điện ngầm; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới, cửa hàng kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, mô tô, xe gắn máy có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
– Gara để xe ô tô trong nhà có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên.
– Hầm đường bộ có chiều dài từ 500 m trở lên; hầm đường sắt có chiều dài từ 1.000 m trở lên.
– Cơ sở hạt nhân; cơ sở sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ; kho vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; cảng xuất, nhập vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; kho vũ khí, công cụ hỗ trợ.
– Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, bảo quản dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt trên đất liền; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt; cảng xuất, nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cửa hàng kinh doanh xăng dầu, trạm cấp xăng dầu nội bộ có từ 01 cột bơm trở lên; cơ sở kinh doanh khí đốt, hệ thống cấp khí đốt trung tâm có tổng lượng khí tồn chứa từ 200 kg trở lên.
– Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên; hạng nguy hiểm cháy, nổ C, D, E có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
– Nhà máy điện; trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở lên.
– Hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ và có tổng khối tích từ 1.000 m3 trở lên. Nhà kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc có bao bì cháy được có tổng khối tích từ 3.000 m3 trở lên.
– Công trình hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của cấp huyện trở lên.
– Nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ cháy, hàng hóa đựng trong bao bì cháy được của hộ gia đình
(3) Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại mục 21 Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP khi chế tạo mới hoặc hoán cải ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy.
Phương tiện giao thông đường sắt, phương tiện đường thủy có chiều dài từ 20 m trở lên vận chuyển hành khách, vận chuyển xăng, dầu, chất lỏng dễ cháy, khí cháy, vật liệu nổ, hóa chất có nguy hiểm về cháy, nổ khi chế tạo mới hoặc hoán cải ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
Xem thêm: HƯỚNG DẪN XIN GIẤY PHÉP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY MỚI NHẤT 2024
2. Điều kiện xin giấy phép PCCC mới nhất 2024
Khi xin Giấy phép PCCC mới nhất 2024, cơ sở sản xuất kinh doanh cần phải đáp ứng được các điều kiện được quy định tại Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP bao gồm cơ sở vật chất và nhân sự như sau:
2.1 Cơ sở vật chất
- Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy, thoát nạn
- Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải đảm bảo an toàn về phòng cháy chữa cháy.
- Có giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết lế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thi về phòng cháy và chữa cháy.
Về nội quy an toàn phòng cháy chữa cháy phải phù hợp với tính chất hoạt động của cơ sở, gồm các nội dung sau:
- Quy định về việc quản lý thiết bị điện, sử dụng điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt dễ cháy, nổ,…;
- Hành vi nghiêm cấm theo quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy, những việc phải làm khi có cháy nổ.
Về sơ đồ chỉ dẫn phòng cháy chữa cháy phải thể hiện: đường, lối thoát nạn, vị trí bố trí phương tiện, thiết bị chữa cháy của khu vực, tầng nhà. Tuỳ theo từng tính chất hoạt động của cơ sở, có thể tách sơ đố chỉ dẫn riêng thể hiện một trong số các nội dung trên.
Về biển cấm, biển báo và biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, bao gồm: Biển cấm lửa, biển cấm hút thuốc, biển cấm mang, sử dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động,….
2.2 Nhân sự
Để đáp ứng điều kiện xin Giấy phép phòng cháy chữa cháy về nhân sự như:
- Có lực lượng chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình.
- Được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và tổ chức sẵn sàng đáp ứng chữa cháy theo yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định
Về số lượng người tham gia lực lượng chữa cháy cơ sở, chuyên ngành theo khoản 3 Điều 31 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:
- Có dưới 10 người thường xuyên làm việc: Tất cả những người làm việc tại cơ sở đó là thành viên đội phòng cháy chữa cháy cơ sở, chuyên ngành và do người đứng đầu cơ sở chỉ huy, chỉ đạo
- Từ 10 người đến 50 người thường xuyên làm việc: Biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 10 người, trong đó có 1 đội trưởng
- Trên 50 người đến 100 người thường xuyên làm việc: Biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 15 người; trong đó có 1 đội trưởng và 1 đội phó.
- Trên 100 người thường xuyên làm việc: Biên chế của đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tối thiểu là 25 người; trong đó có 1 đội trưởng và 2 đội phó.
Ngoài ra, nếu công ty có nhiều phân xưởng, bộ phận làm việc độc lập có trên 100 người làm việc thường xuyên thì mỗi phân xưởng, bộ phận phải thành lập một tổ phòng cháy chữa cháy tối thiểu 05 người trong đó có 01 tổ trưởng.
Cập nhật và tuân thủ các đối tượng bắt buộc phải xin phép PCCC mới nhất trong năm 2024 là một phần không thể thiếu trong việc đảm bảo an toàn cho mọi người và tài sản. Bằng việc nắm bắt và thực hiện đúng các quy định PCCC, chúng ta cùng nhau góp phần xây dựng một cộng đồng an toàn hơn, nơi mà mọi người có thể yên tâm sống và làm việc. Hãy không ngừng nâng cao nhận thức và thực hiện trách nhiệm của mình để giữ cho mọi người và cộng đồng được bảo vệ tốt nhất.
Xem thêm: Quy định PCCC đối với chung cư
Để biết thêm chi tiết vui lòng xin liên hệ:
Công ty CP PCCC Kim Long
Văn Phòng Đại Diện : 35 đường D6 – KDC Phúc Đạt, phường Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Trụ sở: 23 Lê Thị Trung, Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Email : kimtrongphat@gmail.com
Hotline: 0906.266.379
Email: pccckimlongviet@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/pccckimlong
Vị trí đến công ty
- Google maps: https://maps.app.goo.gl/DMAWubJ6MvJL8vrQA