PCCC Kim Long đã được cấp chứng nhận đủ điều kiện hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy. Trong đó, chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm làm tư vấn giám sát và kiểm định thiết bị PCCC cho rất nhiều công trình, dự án về nhà ở, chung cư, toà nhà, nhà xưởng, khu công nghiệp, siêu thị,… . Hãy cùng PCCC Kim Long tìm hiểu về chi tiết dưới bài viết dưới đây.

I. TƯ VẤN GIÁM SÁT PCCC LÀ GÌ?

Tư vấn giám sát PCCC là gì?

Là những người thực hiện các công việc nghiệm thu xác nhận khi công trình dự án đã thi công, đảm bảo công trình bảo đảm đúng thiết kế theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng và tiến độ.

Giám sát chất lượng, tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường xuyên suốt quá trình thi công xây dựng.

Công trình được thi công đúng theo: Thiết kể đã được phê duyệt; các tiêu chuẩn – quy chuẩ áp dụng; các tài liệu kỹ thuật & hợp đồng xây dựng.

Phát hiện các thiếu sót và đề ra các giải pháp khắc phục từ khâu thiết kế đến quá trình thi công.

Cung cấp các giải pháp, quy trình kiểm soát chất lượng, khối lượng, tiến độ thi công, an toàn và bảo vệ môi trường

Giúp chủ đầu tư, nhà thầu tiết kiệm thời gian, tăng chất lượng công trình.

Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng những điều khoản mà các bên đã thỏa thuận.

Khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng thì có thể từ chối nghiệm thu và đề xuất với chủ đầu tư những bất cập của bản thiết kế để sửa đổi thực hiện công trình; tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật; thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy; tư vấn chuyển giao công nghệ phòng cháy và chữa cháy; sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy.

Tư vấn giám sát PCCC có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong công trình
  1. Tầm quan trọng của việc tư vấn giám sát PCCC
    Đội tư vấn giám sát PCCC chính là những trợ thủ đắc lực cho các chủ đầu tư công trình. Tầm quan trọng, vai trò của họ thể hiện rõ qua những lợi ích, hiệu quả trong công việc mà họ đem lại. Chính là:- Giám sát, đảm bảo công trình được thi công theo đúng bản vẽ thiết kế đã được thẩm duyệt, đáp ứng đúng các tiêu chuẩn về kỹ thuật đã được thoả thuận trong hợp đồng.
    – Đảm bảo chất lượng, tiến độ và an toàn lao động khi thi công PCCC cũng như các vấn đề bảo vệ môi trường xung quanh.Theo dõi, phát hiện kịp thời các sai sót để có biện pháp sửa chữa, khắc phục nhanh chóng.
    – Giám sát, yêu cầu bên thi công thực hiện đúng theo đúng cam kết, giúp chủ đầu tư tiết kiệm thời gian, công sức mà lại nâng cao được chất lượng công trình.
    – Là đơn vị sẽ kiểm tra lại cuối cùng để xem xét về việc công trình đã đáp ứng đủ tiêu chuẩn về an toàn, kỹ thuật, chất lượng hay pháp lý để nghiệm thu hay chưa.
  2. Nhiệm vụ của đơn vị tư vấn giám sát PCCC:

    Nhiệm vụ của đội tư vấn giám sát PCCC được chia thành 4 giai đoạn như sau:

    2.1 Chuẩn bị:

    Xác nhận lại các loại tài liệu phục vụ công tác giám sát được cung cấp từ chủ đầu tư. Bao gồm: Bản vẽ thiết kế đã được thẩm duyệt, bảng dự toán khối lượng thi công, trang thiết bị vật tư, tiến độ thi công và sơ đồ tổ chức trong công trường. Kiểm tra tổng thể về các điều kiện, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh môi trường, PCCC.

    2.2 Giám sát thi công PCCC:

    Quản lý, giám sát về công tác thi công, lắp đặt thiết bị PCCC đảm bảo theo đúng điều khoản cam kết, an toàn lao động, tiêu chuẩn PCCC, vệ sinh môi trường,…

    – Kiểm tra về xuất xứ, chất lượng của các loại vật tư, thiết bị sử dụng trong công trình.

    – Lập báo cáo tư vấn giám sát PCCC về khối lượng, chất lượng, tiến độ thi công, an toàn lao động, PCCC,… cho chủ đầu tư.

    – Tổ chức họp giao ban hàng ngày để kiểm điểm về công tác thi công để kịp thời chỉnh sửa lại các sai sót, vướng mắc trong quá trình lắp đặt.

    –  Đưa ra phương án xử lý sự cố, phát sinh để nâng cao chất lượng công trình.

    – Xác nhận khối lượng, chất lượng của bên thi công để phục vụ công tác thanh toán theo hợp đồng

    2.3 Giám sát hoàn thành bàn giao công trình:

    Kiểm tra các loại hồ sơ PCCC, tài liệu liên quan đến công trình như: Hồ sơ pháp lý, kỹ thuật, chất lượng, hoàn công, chứng chỉ về môi trường, chứng chỉ an toàn thiết bị…..

    Hỗ trợ chủ đầu tư trong việc tổ chức nghiệm thu và bàn giao công trình để đưa vào sử dụng.

    Kiểm tra, xác nhận lại về hồ sơ quyết toán công trình cho bên thi công.

    2.4 Tổ chức nghiệm thu PCCC

    Nghiệm thu từng phần, từng hạng mục trong hệ thống PCCC bằng bản vẽ hoàn công, các chứng chỉ của cơ quan quản lý Nhà nước, kiểm định chất lượng vật tư, thiết bị…..

    Tổ chức hội đồng nghiệm thu PCCC với chủ đầu tư, nhà thầu để hoàn thành mọi thủ tục đưa công trình đi vào hoạt động chính thức.

  3. Yêu cầu và quy định về giám sát phòng cháy chữa cháy

    Nhìn vào những trách nhiệm mà nhân sự tư vấn giám sát PCCC đảm nhận thì có thể thấy đây là công việc vô cùng quan trọng. Chính vì thế mà nhân sự đảm nhận cũng phải đáp ứng được các quy định về giám sát PCCC như sau:

    Phải có đầy đủ các loại bằng cấp, chứng chỉ giám sát phòng cháy chữa cháy, giấy phép hành nghề theo đúng quy định của Pháp luật. Nhân viên giám sát phải có quyết định bổ nhiệm từ đơn vị giám sát đã có chứng chỉ hoạt động.

    • Tư vấn giám sát PCCC bên cạnh yếu tố chuyên môn thì còn cần phải có sự trung thực, tỉ mỉ, khả năng quan sát tốt để hỗ trợ cho công tác thi công.

    • Luôn theo sát mọi quá trình xây dựng, đảm bảo công trình được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn, xử lý các vấn đề, sự cố phát sinh nhanh chóng, hợp lý.

    Giám sát viên phải có đầy đủ chứng chỉ hành nghề

II. KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ PCCC 

  1.  Kiểm định thiết bị PCCC là gì?

    Trang bị hệ thống PCCC là một trong những điều kiện bắt buộc khi xây dựng các tòa nhà cao tầng hoặc trong kinh doanh.

    Đây là những thiết bị quan trọng và thiết yếu để đảm bảo an toàn cho tính mạng con người, sử dụng trong các trường hợp có hỏa hoạn. Để được sử dụng những thiết bị này cần phải thông qua các lần kiểm định về mức độ an toàn.

    Ngoài ra khách hàng cũng có thể sử dụng dịch vụ kiểm định thiết bị PCCC để được cấp giấy phép sử dụng đạt chuẩn theo quy định của bộ công an.

    Thuật ngữ kiểm định thiết bị PCCC thường được hiểu là hoạt động bắt buộc đối với các thiết bị PCCC trước khi được kinh doanh và đưa vào sử dụng. Theo nghị định 136/2020/NĐ-CP do bộ công an quy định thì hoạt động này phải được đơn vị kiểm định thiết bị PCCC có thẩm quyền thực hiện.

    Quá trình kiểm tra, đánh giá và chứng nhận thiết bị PCCC được sản xuất mới, được nhập khẩu theo quy định của bộ công an và phải có giấy tờ xuất xứ rõ ràng phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo an toàn trong phòng cháy, chữa cháy.

  2. Nội dung kiểm định thiết bị PCCC

    Trong mục nội dung kiểm định thiết bị PCCC, bộ công an quy định cần kiểm tra hai nội dung sau:

    Kiểm định chủng loại, mẫu mã thiết bị phòng cháy chữa cháy

    Các thiết bị phòng cháy chữa cháy được sản xuất mới hoặc nhập khẩu từ nước ngoài đều phải được kiểm định về chất lượng, mẫu mã theo quy định của Bộ Công An.

    Theo đó, các thiết bị phòng cháy chữa cháy mới cần sẽ được kiểm định mẫu, mã, chủng loại theo tem dán trước khi đưa vào lưu hành trên thị trường. Bên cạnh đó là các giấy tờ, thủ tục liên quan đến nguồn gốc xuất xứ, seri, năm sản xuất,… để đảm bảo các tiêu chuẩn thiết bị không vi phạm các quy định kiểm định của pháp luật hiện hành.

    Kiểm tra các thông số kỹ thuật liên quan đến chất lượng sản phẩm

    Thông số kỹ thuật của sản phẩm có thể cho biết chức năng và một phần cấu tạo của sản phẩm. Hiểu rõ được các thông số kỹ thuật sẽ giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Chính vì vậy, người kiểm tra cần xác định, đối chiếu các thông số kỹ thuật của sản phẩm đúng, đủ theo quy định đã được đề ra. Giấy chứng nhận sẽ do đơn vị kiểm định thiết bị PCCC cấp.

    Xem thêm: Thi công PCCC chuyên nghiệp trọn gói giá cạnh tranh

  3. Hình thức kiểm định thiết bị PCCC

    Hầu hết các thiết bị PCCC mới đều phải trải qua quá trình kiểm định theo khung đã đề ra. Tại khoản 4 điều 38 nghị định 136/2020/NĐ-CP bộ công an uy định hình thức kiểm định thiết bị PCCC cần phải kiểm tra chi tiết, cụ thể các thông số trên mỗi sản phẩm. Quá trình kiểm định bào gồm:

    • Kiểm tra giấy tờ về nguồn gốc xuất xứ, thời gian sản xuất, các thông tin về số seri, thông số kỹ thuật phải được in rõ ràng.
    • Kiểm tra chủng loại và mã sản phẩm phải trùng khớp với quy định.
    • Thử nghiệm, kiểm nghiệm theo phương pháp lấy mẫu xác suất đối với mỗi lô hàng cùng chủng loại, mẫu mã tiến hành kiểm định không quá 5% số lượng sản phẩm cần kiểm định (không ít hơn 10 mẫu); trường hợp kiểm định lô hàng dưới 10 sản phẩm thì buộc phải kiểm định toàn bộ.
    • Đánh giá kết quả và lập biên bản kiểm định theo mẫu số PC 25.

    Các mẫu thiết bị dùng để kiểm định sẽ được lựa chọn ngẫu nhiên trong số các trang thiết bị được sản xuất và kinh doanh. Mỗi thiết bị sẽ được kỹ thuật viên đối chiếu theo các quy chuẩn và tiêu chuẩn tương ứng, đảm bảo an toàn tuyệt đối khi sử dụng. Trong trường hợp chưa có quy định về quy chuẩn áp dụng, người kiểm định sẽ căn cứ áp dụng các quy chuẩn của nước ngoài nhưng phù hợp và được áp dụng tại Việt Nam.

    Bên cạnh cơ quan thẩm định của bộ công an, pháp luật Việt Nam cũng chấp nhận, cho phép sử dụng kết quả kiểm định của các cơ quan, công ty ngoài cung cấp dịch vụ kiểm định thiết bị PCCC đã được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại cấp giấy phép hoạt động.

  4. Hồ sơ kiểm định thiết bị PCCC

    Để được cấp giấy chứng nhận được kinh doanh hoặc sử dụng các thiết bị PCCC, các cá nhân và tổ chức cần chuẩn bị hồ sơ và các giấy tờ liên quan để được xét duyệt. Hồ sơ đề nghị được kiểm định PCCCvà cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng của các thiết bị PCCC bao gồm:

    • Đơn đề nghị kiểm định thiết bị PCCC ( theo mẫu PC26)
    • Giấy chứng nhận chất lượng của thiết bị
    • Giấy chứng nhận đơn vị sản xuất: xuất xứ, xuất xưởng
    • Chuẩn bị các tài liệu kỹ thuật của thiết bị đề nghị kiểm định.

    Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC (cơ sở kinh doanh đề nghị cơ quan công an trực tiếp cấp giấy chứng nhận) bao gồm:

    • Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện PCCC ( mẫu PC27)
    • Biên bản kiểm định thiết bị PCCC của cơ sở kinh doanh
    • Biên bản lấy mẫu thiết bị cần kiểm định ( mẫu PC28)
    • Giấy chứng nhận về xuất xứ, nguồn gốc của thiết bị
    • Giấy chứng nhận về chất lượng của thiết bị
    • Tài liệu kỹ thuật liên quan đến thiết bị kiểm định

    Căn cứ vào mục đích sử dụng, khách hàng có thể chuẩn bị 1 bộ hồ sơ đầy đủ giấy tờ để nộp trực tiếp cho cơ quan có thẩm quyền. Giấy tờ trong hồ sơ có thể là bản gốc hoặc bản sao có công chứng và kèm bản gốc để nhân viên kiểm định hồ sơ đối chiếu. Lưu ý: đối với những văn bản giấy tờ tiếng nước ngoài thì cần có bản bản dịch tiếng Việt (có công chứng).
    Xem thêm: Thẩm duyệt thiết kế PCCC

  5. Thủ tục kiểm định thiết bị PCCC

    Trường hợp là cá nhân, tổ chức thực hiện nộp hồ sơ kiểm định tại phòng cảnh sát PCCC cấp tỉnh

    Mọi thủ tục cần lưu ý các bước sau:

    Bước 1: Cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

    Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đầy đủ, kèm theo mẫu sản phẩm cần kiểm định tại phòng ban thuộc Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh trên địa bàn. Trong trường hợp khách hàng ủy quyền cho một cá nhân khác thì buộc phải có văn bản ủy quyền kèm theo. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra tính hợp lệ và thành phần của hồ sơ:

    • Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ giấy tờ thì cán bộ sẽ viết phiếu biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
    • Nếu hồ sơ không hợp lệ và thiếu thành phần thì sẽ bị trả lại và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung hoàn chỉnh.

    Bước 3: Đối với kiểm định hệ thống đồng bộ, các cá nhân, tổ chức phải phối hợp với Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh thực hiện kiểm định theo thời gian quy định.

    Bước 4: Nếu sản phẩm đạt yêu cầu, khách hàng sẽ căn cứ theo ngày hẹn được ghi trên phiếu biên nhận hồ sơ đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả. Ngược lại nếu không đạt yêu cầu khách hàng cũng sẽ nhận được văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

    Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện kiểm định tại các đơn vị khác được Bộ công an cấp phép được thực hiện kiểm định

    Việc kiểm định bình chữa cháy hay các phương tiện PCCC trước khi sử dụng là điều quan trọng. Bởi nó sẽ giúp xác định mức độ an toàn của sản phẩm. Ngoài cơ quan kiểm định trực thuộc của Bộ công an, các cá nhân hay tổ chức cũng có thể đăng ký kiểm định tại các đơn vị kiểm định PCCC ngoài được bộ công an cho phép thực hiện kiểm định.

    Các bước thực hiện kiểm định thiết bị PCCC ở cơ sở ngoài bao gồm:

    • Bước 1: Cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật.
    • Bước 2: Cá nhân, tổ chức tiến hành nộp hồ sơ, kèm theo mẫu cần kiểm định tại đơn vị thực hiện kiểm định. Trường hợp ủy quyền cho một cá nhân khác, đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo. Cán bộ tiếp nhận của đơn vị thực hiện kiểm định kiểm tra tính hợp lệ của văn bản, giấy tờ trong hồ sơ.
    • Bước 3: Đối với kiểm định hệ thống đồng bộ, cá nhân, tổ chức phối hợp với đơn vị thực hiện kiểm định tổ chức kiểm định.
    • Bước 4: Sau khi có kết quả kiểm định sản phẩm mẫu, đơn vị thực hiện kiểm định gửi công văn kèm theo biên bản kiểm định và một bộ hồ sơ kiểm định photo đính kèm đề nghị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh xem xét, cấp giấy chứng nhận kiểm định.
    • Bước 5: Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh tiếp nhận công văn xem xét hồ sơ, giấy tờ đi kèm và trả kết quả cho đơn vị thực hiện kiểm định.
    • Bước 6: Căn cứ theo ngày hẹn trên phiếu biên nhận hồ sơ tổ chức được ủy quyền đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả và trả kết quả cho khách hàng.

  6. Danh mục thiết bị phải kiểm định PCCC

    Các thiết bị PCCC phải thực hiện kiểm định thường là các sản phẩm được sản xuất  mới hoặc được nhập khẩu từ nước ngoài. Các công ty cung cấp dịch vụ kiểm định thiết bị PCCC cũng phải tuân thủ theo các quy định mà pháp luật đề ra. Danh mục thiết bị PCCC phải kiểm định được quy định tại phụ lục I của nghị định 136/2020/NĐ-CP gồm có:

    Phương tiện chữa cháy cơ giới

    • Xe chữa cháy: gồm có các loại như xe chữa cháy có xitec, xe không xitec, xe chữa cháy sân bay, xe chữa cháy rừng, xe chữa cháy hóa chất, xe chữa cháy lưỡng cư…
    • Xe chuyên dùng phục vụ cho chữa cháy: gồm có xe thang, xe nâng, xe trung tâm chỉ huy, xe chở nước, xe trạm bơm, xe cứu nạn, xe cẩu, xe xử lý hóa chất, xe tiếp tế nhiên liệu…
    • Một số phương tiện PCCC khác như: máy bay chữa cháy, tàu/cano chữa cháy, xuồng chữa cháy…
    • Các loại máy bơm chữa cháy
    • Một số loại phương tiện cơ giới: thiết bị cưa, cắt, đục, khoan, banh, kích, quạt thổi, quạt hút khói, máy phát điện, bình chữa cháy

    Một số phương tiện chữa cháy thông dụng

    • Vòi, ống hút nước chữa cháy
    • Đầu nối, Ezecto, hai chạc/ba chạc chữa cháy
    • Thang chữa cháy
    • Lăng chữa cháy
    • Trụ nước ngoài trời
    • Các loại bình chữa cháy: dạng bọt, khí, bột, gốc nước
    • Chất chữa cháy các loại: gồm hóa chất chữa cháy, bột/khí/ chất tạo bọt chữa cháy
    • Vật liệu chống cháy: gồm có cửa kính chống cháy, vật liệu ngăn cháy, vách ngăn cháy, van ngăn cháy, rèm ngăn cháy …
    • Các thiết bị thuộc hệ thống báo cháy: đầu báo cháy, tủ điều khiển báo cháy,  van báo động, chuông/còi/đèn báo cháy, công tắc áp lực, đầu phun chữa cháy, đèn chỉ dẫn và đèn chiếu sáng sự cố…

    Trang phục và thiết bị bảo hộ gồm

    • Quần áo bảo hộ gồm có: quần, áo, mũ,ủng, găng tay, thắt lưng, khẩu trang, kính, trang phục cách nhiệt, cách điện, thiết bị chiếu sáng cá nhân.
    • Thiết bị bảo hộ gồm có: mặt nạ chống độc, thiết bị thở cá nhân chuyên dụng dùng trong chữa cháy hay cứu hộ cứu nạn.
    • Phương tiện cứu người: dây/đai cứu hộ, đệm cứu người, thang/ ống tụt cứu người, thiết bị dò tìm; phương tiện thiết bị cứu người  dùng trên cao, cứu hộ dùng dưới nước, thiết bị phục vụ cứu hộ trong sự cố phóng xạ, hóa chất…
    • Phương tiện dụng cụ tháo dỡ thô sơ: Kìm, quốc, xẻng, rìu, dụng cụ phá dỡ đa năng, câu liêm, bàn dập…

    Thiết bị và dụng cụ dùng trong thông tin liên lạc

    • Bàn chỉ huy, lều/cờ/ bang chỉ huy cứu nạn, cứu hộ.
    • Hệ thống truyền tin hữu tuyến.
    • Hệ thống thông tin vô tuyến, hệ thống định vị GPS, các thiết bị giám sát chỉ huy.

    Trên đây là một số thiết bị cơ bản được quy định trong mục thiết bị PCCC cần kiểm định. Ngoài ra, còn có nhiều thiết bị khác nên quý khách hàng có thể liên hệ tới các công ty hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm định PCCC để được tư vấn và hướng dẫn các thủ tục cụ thể.

  7. Thời gian kiểm định thiết bị PCCC

    Theo nghị định 136/2020/NĐ-CP, thời gian thực hiện kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy là trong vòng 5 ngày. Trong thời gian này, có quan có thẩm quyền sẽ thực hiện xem xét, cấp giấy chứng nhận kiểm định cho sản phẩm. Trong trường hợp không được cấp giấy, cá nhân hoặc tổ chức sẽ nhận được văn bản trả lời kèm theo lý do.

III. TƯ VẤN GIÁM SÁT VÀ KIỂM ĐỊNH THIẾT BỊ PCCC UY TÍN TẠI BÌNH DƯƠNG

Việc lựa chọn đơn vị kiểm định thiết bị PCCC uy tín, chất lượng là rất quan trọng. Không chỉ giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian mà còn tiết kiệm được chi phí. Một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm định thiết bị PCCC đáng tin cậy tại mà chúng tôi muốn giới thiệu tới quý khách hàng là Công ty cổ phần PCCC Kim Long có địa chỉ tại: Số 23 Lê Thị Trung, P. Phú Lợi, Tp. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương.

Công ty có cung cấp dịch vụ kiểm định thiết bị PCCC đa dạng với mức giá ổn định và cạnh tranh nhất trên thị trường. Đội ngũ nhân viên luôn sẵn lòng hỗ trợ tư vấn và giúp đỡ khách hàng 24/7.

Mong rằng những thông tin mà chúng tôi đưa ra trên đây có thể hữu ích với khách hàng. Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu tìm hiểu về dịch vụ kiểm định thiết bị PCCC, hãy liên hệ ngay với Công ty cổ phần PCCC Kim Long để được tư vấn cụ thể hơn.

PCCC Kim Long chuyên thi công phòng cháy ở tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An và các tỉnh miền Tây.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty CP PCCC Kim Long

  • Hotline: 0906.266.379
  • Email: pccckimlongviet@gmail.com
  • Địa chỉ: 23 Lê Thị Trung, KP2, P. Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, T. Bình Dương

Vị trí đến công ty