Tính toán hệ thống chữa cháy Sprinkler chuẩn xác nhất

Rate this post

Tính toán hệ thống chữa cháy Sprinkler có khó như chúng ta nghĩ? Câu trả lời là không. Chúng ta chỉ cần áp dụng những công thức đã được nghiên cứu là sẽ ra ngay con số chính xác. Cùng PCCC Kim Long tìm hiểu ngay những cách tính toán chuẩn xác nhất qua bài viết dưới đây!

1. Có mấy cách tính toán hệ thống chữa cháy Sprinkler

Tính toán thông số kỹ thuật của hệ thống PCCC  là nhiệm vụ quan trọng của các kỹ sư, đặc biệt là các kỹ sư làm nhiệm vụ thiết kế và giám sát hệ thống phòng cháy chữa cháy. Để tính toán chúng ta có những cách làm như sau :

1.1. Cách tính toán cho thông số kỹ thuật của hệ thống chữa cháy

Trong cách tính toán thông số kỹ thuật của hệ thống chữa cháy, trạm bơm chữa cháy phải đáp ứng các yêu cầu cấp nước chữa cháy cho 2 hệ thống cùng một lúc.

Theo TCVN thì hệ thống chữa cháy vách tường có lưu lượng trong mỗi họng khu tầng hầm là 2,5 l/s, số họng phun đồng thời tính là 2. Vì vậy, tổng cộng lưu lượng cho hệ thống chữa cháy vách tường sẽ lấy theo khu vực có lưu lượng lớn nhất là 5 l/s.

Hệ thống chữa cháy Sprinkler được tính toán cho trường hợp nguy cơ cháy thấp. Vì thế, cường độ phun tính toán chỉ là 0,08 l/s.m2. Diện tích tính toán được giả định là 120m2.

=> Như vậy, lưu lượng tính toán tổng là 0,08 x 120 = 9,6 l/s.

Hệ thống cấp nước chữa cháy ngoài nhà

Các tòa nhà nằm trong thành phố nên chúng ta sẽ sử dụng luôn nguồn nước chữa cháy của thành phố, suy ra không cần tính toán thêm lưu lượng dự trữ cho trụ ngoài nhà.

=> Vậy lưu lượng của máy bơm cần để phục vụ cho hệ thống hoạt động đồng thời là: Q1 = 9,6 + 5 = 14,6 l/s.

Áp dụng vào công thức Hcc = H + HTT + HL (1)

Trong đó:

  • Hcc: Là chiều cao cột áp cần của một máy bơm chữa cháy
  • H: Là chiều cao hình học của họng nước so với máy bơm chữa cháy.
  • HTT: Là tổn thất cột áp ở trên đường ống.
  • HL: Là chiều cao của cột nước khi ra khối đầu lăng (bằng chiều cao phần cao nhất của công trình (nhưng không được nhỏ hơn 6m) + tổn thất đầu lăng và cuộn vòi D50 tổn thất này là 12 mcn.

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4513-1998 về việc tính toán hệ thống chữa cháy Sprinkler ta có:

HTT = HD + HCB (2)

Trong đó:

  • HD: Là tổn thất cột áp theo chiều dài của đường ống
  • HCB: Là cột áp tổn hao cục bộ. HCB = 10%HD.

Mà HD = L x Q2 x A (3)

Trong đó:

  • L: Là chiều dài đường ống đi từ trạm bơm tới vị trí tính toán.
  • Q: Là tổng lưu lượng nước trong đường ống.
  • A: Là tổng hệ số sức cản đường ống.

Từ (2) và (3) ta có công thức sau: H­­­TT = L x Q2 x A x 1,1

1.2. Các thông số tính toán cho đường ống chính và hệ vách tường trong hệ thống chữa cháy

Có 4 đoạn ống phổ biến:

  • Đoạn đường ống D100 = 39m với hệ số A = 0,000267 và tổn hao = 2,44 mcn
  • Đoạn đường ống D80 = 12m với hệ số A = 0,00116 và tổn hao = 3,28 mcn
  • Đoạn đường ống D65 = 1,6m với hệ số A = 0,002893 và tổn hao = 0,12 mcn
  • Đoạn đường ống D50 = 23 m với hệ số A = 0,01108 và tổn hao = 7,01 mcn
1.3. Các thông số tính toán hệ đầu phun Sprinkler, Drencher
  • Đoạn đường ống D40 = 3,6m với hệ số tổn thất là 13,97 và  tổn hao = 2,87 mcn
  • Đoạn ống D32 = 3,2m với hệ số tổn thất là 3,44  và tổn hao = 2,59 mcn
  • Đoạn ống D50 = 3 m với hệ số tổn thất là 67,575 ( tính màng ngăn cháy có lưu lượng là 3l/s ) và tổn hao = 1,01 mcn.

=> Vậy tổn thất đường ống cho cả 2 hệ thống Sprinkler + vách tường sẽ là : 19,42 mcn

  • Tổng tổn thất cột áp tự nhiên là: 31m
  • Tổng tổn thất cuộn vòi là: 2m
  • Tổng tổn thất đầu lăng và tia nước đặc là: 18m

=> Cộng tổn thất ta có cột áp của máy bơm sẽ là >= 70,42 mcn

1.4. Thông số kỹ thuật cho máy bơm trong phần tính toán hệ thống chữa cháy Sprinkler

Từ phần tính toán thông số kỹ thuật cho máy bơm trên, ta có thông số kỹ thuật của máy bơm cần dùng như sau:

  • Máy bơm chữa cháy động cơ là điện có: H ≥ 71 mcn ; Q = 14,6 l/s
  • Máy bơm dự phòng chữa cháy động cơ là điện: H ≥ 71 mcn ; Q = 14,6 l/s
  • Máy bơm bù áp lực: H ≥ 76 mcn; Q = 1 l/s

Lưu ý:

  • Nếu công trình có máy phát điện dự phòng mà có đủ công suất cho bơm chữa cháy hoạt động thì chúng ta có thể dùng bơm dự phòng là bơm động cơ bằng điện. Trong trường hợp công trình không có trạm phát điện riêng và không có đủ công suất thì chúng ta phải dùng máy bơm dự phòng có động cơ là Diezen.
  • Máy bơm bù áp lực có yêu cầu cột áp lớn hơn máy bơm chính nhưng nó lại không yêu cầu lớn về lưu lượng. Do đó, khi chúng ta chọn máy bơm bù áp lực cho từng cụm bơm thì phải luôn luôn chọn máy bơm có cột áp lực lớn hơn máy bơm chữa cháy.
1.5. Tính toán bể nước dự trữ cho hệ thống chữa cháy Sprinkler

Theo TCVN 2622 – 1995 thì hệ thống chữa cháy vách tường sẽ phải chữa cháy liên tục trong 3 giờ đồng hồ, vậy nên dung tích dự trữ để hệ thống chữa cháy vách tường dựng trong 3 giờ liên tục là:

V1 = 5 l/s x 3 x 3600 = 54000 l = 54 m3.

Theo TCVN 7336 – 2003 thì thời gian chữa cháy cho hệ thống Sprinkler 0,5 giờ là:

V2 = 0.08 l/s x120x1800 = 17280 l = 17,28 m3.

=> Dựa vào V1 và V2, Vậy thể tích nước dự trữ cho chữa cháy tối thiểu là:

V = 14,4 + 54 = 71,28 m3. Làm tròn là 72 m3

Xem thêm: Thi công PCCC chuyên nghiệp trọn gói giá cạnh tranh

2. Đơn vị lắp đặt hệ thống chữa cháy Sprinkler

Bạn không cần phải biết tính toán về các thông số trong PCCC vì đã có PCCC Kim Long lo tất tần tật về vấn đề đó. Công ty CP PCCC KIm Long là công ty hàng đầu Việt Nam là đơn vị thi công hệ thống chữa cháy Sprinkler trọn gói không lo về chất lượng. Chúng tôi luôn đặt chất lượng và sự tin tưởng của khách hàng lên hàng đầu.

Công ty CP PCCC Kim Long
Văn Phòng Đại Diện : 35 đường D6 – KDC Phúc Đạt, phường Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Trụ sở: 23 Lê Thị Trung, Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Email : kimtrongphat@gmail.com
Hotline: 0906.266.379
Email: pccckimlongviet@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/pccckimlong

Gruop tham gia trao đổi về pccc: https://www.facebook.com/groups/717458367072510

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *