Quy định PCCC đối với bệnh viện

5/5 - (1 bình chọn)

Quy định phòng cháy chữa cháy trong bệnh viện cụ thể ra sao? PCCC Kim Long đã tổng hợp về các loại quy định này qua bài viết dưới đây.

Bệnh viện là nơi tập trung rất đông người từ các y bác sĩ đến bệnh nhân, người nhà bệnh nhân… Đối với những người bệnh thì việc di chuyển, đi lại vô cùng khó khăn. Vì vậy công tác và quy định phòng cháy chữa cháy tại bệnh viện vô cùng nghiêm ngặt. Như vậy chúng sẽ giảm thiểu tối đa khả năng xảy ra cháy nổ cũng như giảm được những thiệt hại về tài sản và người khi có hỏa hoạn. Dưới đây là quy định pccc đối với bệnh viện mà bạn cần biết do PCCC Kim Long tổng hợp gửi đến bạn đọc.

I. QUY ĐỊNH PCCC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN

Tại khoản 1 điều 7 của nghị định 79/2014/NĐ-CP đã quy định phòng cháy chữa cháy trong bệnh viện có trên 21 giường bệnh cần tuân thủ những điều sau:

  • Mỗi một bệnh viện, cơ sở cần có quy định, nội quy cũng như những sơ đồ, biển chỉ dẫn về phòng cháy chữa cháy; biển báo; biển cấm; biển chỉ dẫn thoát hiểm khi có hỏa hoạn dựa trên những thiết kế kiến trúc của từng bệnh viện nhất định.
  • Nhiệm vụ phòng cháy trong khu vực phải có phân công trách nhiệm nhất định cũng như quy định cụ thể.
  • Hệ thống chống sét, chống tĩnh điện hay các hệ thống điện, các thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt và các loại chất dễ cháy nổ cần được tuân thủ quy định, tiêu chuẩn đã ban hành.
  • Cần phải có đội ngũ nhân viên đã được tập huấn qua công tác phòng cháy và chữa cháy. Những nhân viên này được sắp xếp xen kẽ, phải luôn thường trực để phòng trường hợp xảy ra hỏa hoạn có thể xử lý kịp thời.
  • Tại các bệnh viện từ nhỏ đến lớn, chỉ cần từ 3 tầng trở lên đều phải trang bị thang máy chữa cháy. Như vậy sẽ giúp đảm bảo được quá trình sơ tán bệnh nhân an toàn, nhanh chóng hơn.
  • Các phương án về phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn phải được cơ quan chứng năng phê duyệt.
  • Bệnh viện phải đảm bảo thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn phòng cháy chữa cháy ít nhất 1 năm/lần.

  • Các thiết bị phòng cháy chữa cháy và hệ thống chữa cháy đều cần được bộ Công an chứng nhận đảm bảo đúng tiêu chuẩn và quy trình.
  • Bệnh viện cần phải có văn bản phê duyệt thiết kế và nghiệm phòng cháy chữa cháy theo quy định của nghị định 79/2014.
  • Các hệ thống báo cháy được lắp ráp cần được kiểm tra định kỳ và hồ sơ quản lý phòng cháy chữa cháy phải được theo dõi theo quy định.
  • Công trình bệnh viện cần phải đảm bảo các yêu cầu về kiến trúc như: bậc chịu lửa công trình, khoảng cách ngăn chống cháy lan, chống cháy…

II. YÊU CẦU THIẾT KẾ PCCC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN

Yêu cầu thiết kế phòng cháy, chữa cháy của bệnh viện đa khoa được quy định tại Tiểu mục 7.8 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4470:2012 về Bệnh viện đa khoa – Tiêu chuẩn thiết kế như sau:

7.8.1. Khi thiết kế phòng cháy chống cháy phải tuân theo các quy định trong TCVN 2622, đảm bảo an toàn cháy cho nhà và công trình [10] và phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Đối với Bệnh viện đa khoa cao tầng tham khảo TCVN 6160.

7.8.2. Giới hạn chịu lửa tối thiểu của các cấu kiện và vật liệu xây dựng được quy định trong các tiêu chuẩn hiện hành về phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình.

7.8.3. Khoảng cách tối đa từ cửa đi các phòng đến lối thoát nạn gần nhất phải đảm bảo:

– Các phòng ở giữa hai lối thoát nạn: không lớn hơn 30 m;

– Các phòng có lối ra hành lang cụt: không lớn hơn 25 m;

CHÚ THÍCH: Đối với các không gian rộng, hành lang dài tùy theo yêu cầu cần bố trí cửa ngăn cháy để đảm bảo an toàn.

7.4.8. Phải có đủ lối tiếp cận từ bên ngoài để các thiết bị chữa cháy tới gần công trình và sử dụng hiệu quả.

Đường cho các xe chữa cháy và xe chữa cháy chuyên dùng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

– Chiều rộng của mặt đường không nhỏ hơn 4,0 m cho mỗi làn xe, Chiều cao của khoảng tĩnh không, không nhỏ hơn 4,25 m;

– Đường cụt dùng cho một làn xe không được dài quá 100 m, cuối đường phải có bãi quay xe. Kích thước bãi quay xe được quy định như sau:

+ Hình tam giác đều có cạnh không nhỏ hơn 17 m, một đỉnh nằm ở đường cụt, hai đỉnh nằm cân đối ở hai bên đường;

+ Hình vuông có cạnh không nhỏ hơn 15 m;

+ Hình tròn, đường kính không nhỏ hơn 15 m;

+ Hình chữ nhật vuông góc với đường cụt, cân đối về hai phía của đường, có kích thước Không nhỏ hơn 5 m x 20 m.

7.8.5. Trong trường hợp bố trí 2 cầu thang ở cùng một sảnh thì một cầu thang phải có lối thoát trực tiếp với bên ngoài.

7.8.6. Hành lang, phòng đệm, sảnh phải lắp hệ thống thông gió, hút khói. Những bộ phận của hệ thống này phải làm bằng vật liệu không cháy.

7.8.7. Khi thang bộ được sử dụng kết hợp làm thang thoát hiểm thì buồng thang phải là buồng thang kín, dùng vật liệu chống cháy có giới hạn chịu lửa 2 h và phải có cửa chống cháy và hệ thống quạt điều áp ngăn khói. Quạt điều áp ngăn khói phải đảm bảo áp lực dương 20 Pa trên mặt tường để chống tràn khói vào trong cầu thang và dễ đóng lại cửa chống cháy.

7.8.8. Phải thiết kế biển báo ở lối thoát nạn, nơi dễ gây nguy hiểm và được chiếu sáng với độ rọi không nhỏ hơn 1 lux ít nhất là 1,5 h bảo đảm an toàn sử dụng và thoát hiểm.

II. MỘT SỐ LƯU Ý TRONG CÔNG TÁC PCCC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN

  • Các cơ sở bệnh viện không được bố trí hoặc sắp xếp các hoàng hóa, giường đẩy, các thiết bị tiêu thụ điện gần hoặc cản lối thoát hiểm.
  • Các hàng hóa dễ cháy nổ không được để gần hoặc ở dưới chân, buồng cầu thang.
  • Đèn chiếu sáng ở các cửa thoát hiểm thoát nạn luôn được kiểm tra định kỳ cũng như nguồn điện dự phòng khi có sự cố hỏa hoạn.
  • Đối với các loại phim X-quang hoặc các hóa chất dễ cháy nổ cần được lưu trữ ở khu vực riêng biệt của bệnh viện. Tuyệt đối không để các loại hóa chất này cùng khu vực với khu điều trị nội trú của bệnh viện.
  • Các khu vực có đặt máy biến áp, máy phát điện cần được bố trí ở những nơi ngăn chặn cháy nổ riêng biệt.
  • Các khu khám chữa bệnh và khu kỹ thuật nghiệp vụ cần được quan tâm kỹ đến các thiết bị làm lạnh, kho lạnh cũng như hệ thống oxy đến giường bệnh đều cần phải nghiêm túc chấp hành quy định.
  • Tại các phòng chụp X-quang cần đảm bảo an toàn cho các khu vực lân cận; hệ thống san nền của phòng chụp đều phải có biện pháp chống tia phóng xạ; máy X-quang không được bố trí tại phòng sinh hoạt nếu không có vỏ an toàn. Cuối cùng khi chiếu chụp phải cách ít nhất 6m để đảm bảo sức khỏe cho người đi chụp và người chụp.
  • Các vật liệu chống cháy nên được đặt chèn giữa các đường ống kỹ thuật cũng như lắp van ngăn lửa.
  • Nếu có điều kiện về cơ sở vật chất, bệnh viện nên sử dụng hệ thống báo cháy địa điểm thông minh. Như vậy, đội ngũ phòng cháy chữa cháy sẽ đến kịp thời, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và của.
  • Ngoài ra, bệnh viện còn có thể lắp hệ thống tự động vào các hệ thống thông gió, báo cháy, loa thanh báo cháy… để hướng dẫn người trong bệnh viện khi có hỏa hoạn. Giảm thiểu tình trạng chen lấy, xô đẩy.

Xem thêm: Quy định PCCC đối với khác sạn nhà nghỉ

III. TRANG THIẾT BỊ PCCC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN

Một hệ thống PCCC bệnh viện tiêu chuẩn bao gồm 2 hệ thống báo cháy và chữa cháy

1. Hệ thống báo cháy 

Bệnh viện là một công trình lớn và thường được thiết kế nhiều tầng để tăng diện tích sử dụng. Do vậy hệ thống báo cháy được chọn lựa lắp đặt cho bệnh viện thường là báo cháy tự động hoặc bán tự động để đảm bảo chức năng. Các thành phần cơ bản của hệ thống báo cháy:

– Trung tâm báo cháy : được thiết kế dạng tủ bao gồm các thành phần chính như mainboard điều khiển, các module, một biến thế và 01 battery.

– Thiết bị đầu vào : đầu báo khói, đầu báo nhiệt, báo ga, báo lửa và nút ấn khẩn.

– Thiết bị đầu ra : Bảng hiển thị phụ (bàn phím ), chuông báo động, còi báo động, đèn báo động, đèn exit, bộ quay điện thoại tự động…

2. Hệ thống chữa cháy

Trong bệnh viện có nhiều khu vực chức năng riêng nên tùy khu vực sẽ lắp hệ thống chữa cháy phù hợp nhằm hạn chế tối đa thiệt hại và bảo vệ tài sản, máy móc khi có sự cố xảy ra. Các hệ thống phổ biến có thể kể đến như: hệ thống chữa cháy vách tường, hệ thống pccc Sprinkler, hệ thống chữa cháy khi FM200, hệ thống chữa cháy bọt Foam…

Hệ thống chữa cháy vách tường 

Gồm có các tủ chữa cháy trong nhà và ngoài trời, van cuộn vòi . Khi có cháy nước sẽ được bơm từ bể ngầm bằng máy bơm chữa cháy, thông qua hệ thống ống vách tường có tác dụng chữa cháy tại chỗ cho các khu vực lân cận. Các tủ chữa cháy được bố trí hợp lý phân bổ đều các khu vực, đảm bảo tiêu chuẩn về PCCC và luôn sẵn sàng chữa cháy.

Hệ thống đầu phun tự động Sprinkler.

Đây là hệ thống chữa cháy phổ biến nhất.

Theo TCVN 7336-2003 hệ thống Sprinkler có thể thiết kế bố trí trên toàn bộ mặt bằng của bệnh viện. Hệ thống hoạt động theo nguyên lý nước hoặc dung dịch chữa cháy luôn thường trực trong đường ống. Nó sẽ được kích hoạt và phun ra chữa cháy ngay lập tức khi nhiệt độ môi trường đạt ngưỡng 68 độ.

Xem thêm: Quy định PCCC đối với chung cư

Hệ thống chữa cháy màng ngăn

Thường được lắp đặt ở khu vực tầng hầm của tòa nhà , mục đích chính tạo ra một màng ngăn nước cách ly không cho cháy lan sang khu vực khác.

Hệ thống chữa cháy bọt Foam

Đối với khu vực dễ xảy ra cháy nổ với xăng dầu như nhà bếp , nhà xe không sử dụng được nước thì cần đến hệ thống bọt Foam để giải quyết đám cháy. Khi hệ thống được kích hoạt sẽ phun ra một lớp bọt foam có tác dụng bao phủ bề mặt xăng dầu, tách chất lỏng dễ cháy ra khỏi không khí, nhờ đó ngọn lửa sẽ được dập tắt.

Hệ thống máy bơm nước

Được trang bị ở một khu vực riêng thường là ở tầng hầm gần khu vực bể nước ngầm. Hệ thống bơm gồm có 2 bơm điện dùng chính và 2 bơm dầu hoặc xăng dự phòng và 2 bơm bù áp. Với hệ thống máy bơm này áp suất nước sẽ luôn được duy trì ở mức 8kg/cm2 với lưu lượng 80l/s đẩy đến độ cao 85m.

Bình chữa cháy 

Các loại bình chữa cháy được trang bị như bình bột 6kg, bình chữa cháy khí CO2 5kg, và bình chữa cháy tự động hình cầu treo trần được sử dụng tại khu vực như hầm để , xe phóng máy móc thiết bị đắt tiền. Hệ thống này tuy đơn giản nhưng có tính cơ động cao, khả năng chữa cháy nhanh chóng với những đám cháy nhỏ mới khởi phát.

IV. THỦ TỤC XIN GIẤY PHÉP PCCC ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN

a. Lập phương án thiết kế trong giấy phép phòng cháy chữa cháy đối với bệnh viện

Việc lập dự án, thiết kế công trình phải do đơn vị tư vấn thiết kế có đủ năng lực và tư cách pháp nhân thực hiện.

Hồ sơ gồm có:

  • Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền kèm theo);
  • Bản sao văn bản cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền.
  • Dự toán tổng mức đầu tư dự án, công trình,
  • Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy,
  • Văn bản đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (nếu ủy quyền cho một đơn vị khác thực hiện thì phải có văn bản ủy quyền, kèm theo);
  • Bản sao văn bản nêu rõ tính hợp pháp của khu đất dự kiến xây dựng công trình,
  • Bản vẽ, tài liệu thể hiện rõ hiện trạng địa hình của khu đất có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy như bậc chịu lửa của công trình, khoảng cách từ công trình dự kiến xây dựng đến các công trình xung quanh, hướng gió, cao độ công trình.

b. Thẩm duyệt thiết kế phòng cháy và chữa cháy trong giấy phép phòng cháy chữa cháy đối với bệnh viện

Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công của dự án, công trình.

Thời hạn thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được tính kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể như sau:

Chấp thuận địa điểm xây dựng công trình. Không quá 05 ngày làm việc.

Thiết kế cơ sở: Từ 5-10 ngày

Xem thêm: Thẩm duyệt thiết kế pccc 

c. Nghiệm thu về phòng cháy và chữa trong giấy phép phòng cháy chữa cháy đối với bệnh viện Trước khi đưa vào sử dụng phải được chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy:

Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy bao gồm nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục và nghiệm thu bàn giao. Chủ đầu tư thông báo cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt trước đó đến kiểm tra nghiệm

thu về phòng cháy và chữa cháy

Hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy gồm:

  • Bản sao giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy,
  • Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt,
  • Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới,
  • Văn bản nghiệm thu hoàn thành hệ thống, thiết bị có liên quan về phòng cháy và chữa cháy.
  • Các văn bản, tài liệu nêu trên phải có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, nhà thầu, đơn vị tư vấn thiết kế. Nếu hồ sơ thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt.
  • Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo các nội dung sau:
  • Kiểm tra nội dung và tỉnh pháp lý của hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy do chủ đầu tư chuẩn bị,
  • Kiểm tra việc thi công, lắp đặt phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy của công trình theo thiết kế đã thẩm duyệt,
  • Tổ chức kiểm tra thử nghiệm hoạt động thực tế của các phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy của công trình khi xét thấy cần thiết.

Xem thêm: Thi công PCCC chuyên nghiệp trọn gói giá cạnh tranh


Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty CP PCCC Kim Long
Văn Phòng Đại Diện : 35 đường D6 – KDC Phúc Đạt, phường Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Trụ sở: 23 Lê Thị Trung, Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Email : kimtrongphat@gmail.com
Hotline: 0906.266.379
Email: pccckimlongviet@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/pccckimlong

Gruop tham gia trao đổi về pccc: https://www.facebook.com/groups/717458367072510

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *