PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TRONG KHÁCH SẠN, NHÀ NGHỈ

5/5 - (1 bình chọn)

Cháy nổ là tình huống không mong muốn, để tránh hậu quả xấu diễn ra, xác định và thực hiện đúng quy trình là vô cùng cần thiết. Tại các cơ sở dịch vụ kinh doanh, phục vụ và đón tiếp nhiều người như nhà nghỉ, khách sạn quy định về phòng cháy chữa cháy cho khách sạn, nhà nghỉ càng cần được quan tâm. Sau đây là nội dung chi tiết hiện hành mà chủ quản lý, những người làm việc tại đây cần nắm chắc.

I. QUY ĐỊNH VỀ PCCC ĐỐI VỚI KHÁCH SẠN, NHÀ NGHỈ

Nội dung Nghị định 136/2020/NĐ-CP – Phụ lục III đã có văn bản quy định khá rõ đối với nhà nghỉ, khách sạn về việc đảm bảo điều kiện an toàn phòng và chữa cháy và phải thông báo đến cơ quan CS PCCC về việc thực hiện những quy định này trước khi đi vào hoạt động cũng như tiếp tục chấp hành quy định suốt quá trình hoạt động.

Theo nghị định, nhà nghỉ là một trong những địa điểm, cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao, gây nguy hiểm nếu không chú ý đến vấn đề an toàn. Hiện nay, quy định về phòng cháy chữa cháy cho khách sạn, nhà nghỉ được nêu khá rõ cho từng diện tích, không gian khách sạn, nhà nghỉ. Các quy định cụ thể như sau:

Quy định PCCC với khách sạn, nhà nghỉ từ trên 5 tầng/khối tích 5000m3 trở lên nhưng diện tích dưới 9 tầng

Theo đó, nhà nghỉ với kiến trúc từ 5 tầng trở lên hoặc khối tích từ 5000m3 trở lên nhưng diện tích dưới 9 tầng trở xuống hoặc 25m cần đặc biệt tuân thủ điều kiện PCCC như sau:

– Lắp đặt, áp dụng nội quy, quy định, biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn hoặc sơ đồ dễ hiểu, chính xác về việc phòng và chữa cháy cũng như thoát nạn sao cho phù hợp với tính chất, hoạt động của khách sạn, nhà nghỉ.
+ Nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy gồm các nội dung cơ bản sau: Quy định việc quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy, nổ, thiết bị, dụng cụ có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt; những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; quy định việc quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy; những việc phải làm để phòng ngừa cháy, nổ hoặc khi có cháy, nổ xảy ra.
+ Sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải thể hiện được các hạng mục công trình, hệ thống đường nội bộ, lối thoát nạn, hướng thoát nạn, vị trí nguồn nước chữa cháy và phương tiện chữa cháy. Tùy theo tính chất, đặc điểm hoạt động cụ thể của cơ sở, sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy có thể tách thành các sơ đồ chỉ dẫn riêng thể hiện một hoặc một số nội dung nêu trên.
+ Biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm: Biển cấm lửa, biển cấm hút thuốc, biển cấm cản trở lối đi lại, biển cấm dùng nước làm chất dập cháy. Đối với những nơi sản xuất, quản lý, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ, khí đốt hóa lỏng, xăng, dầu và những nơi có nguy cơ cháy, nổ cao có thể có biển cấm mang, sử dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động, thiết bị thu phát sóng và các thiết bị, vật dụng, chất có khả năng phát sinh nhiệt, tia lửa hoặc lửa thì phải có biển phụ ghi rõ những vật cần cấm; Biển báo khu vực hoặc vật liệu có nguy hiểm về cháy, nổ: Biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, gồm: Biển chỉ hướng thoát nạn, cửa thoát nạn, vị trí để điện thoại, bình chữa cháy, trụ nước chữa cháy, nơi lấy nước chữa cháy, phương tiện chữa cháy cơ giới và phương tiện chữa cháy khác; Quy cách, mẫu biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy thực hiện theo quy định của Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4879: Phòng cháy – Dấu hiệu an toàn về mẫu mã, kích thước. Trong trường hợp cần phải quy định rõ hiệu lực của biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn thì phải có biển phụ kèm theo; Nội quy an toàn, sơ đồ chỉ dẫn, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy phải được phổ biến và niêm yết ở những nơi dễ thấy để mọi người biết và chấp hành.

– Phân công, quy định trách nhiệm, nhiệm vụ phòng – chữa cháy đối với cá nhân, bộ phận làm việc tại khách sạn, nhà nghỉ.

– Đảm bảo an toàn cháy nổ đối với hệ thống điện, chống tĩnh điện, chống sét; các thiết bị điện, thiết bị có thể sinh nhiệt, lửa cũng như nguồn nhiệt, lửa.

– Quy định quy trình kỹ thuật an toàn theo điều kiện kinh doanh để đảm bảo phòng và chữa cháy hiệu quả.

– Đảm bảo lực lượng phòng, chữa cháy với nghiệp vụ, kỹ năng chuyên nghiệp có khả năng thường trực và sẵn sàng thực hiện chữa cháy nhanh chóng, kịp thời, đặc biệt là khả năng phòng cháy tại chỗ.

– Xây dựng, chuẩn bị đầy đủ phương án chữa cháy, thoát nạn hợp lý và đảm bảo nội dung này được các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định.

– Đảm bảo hệ thống giao thông, cấp nước, hệ thống liên lạc thông tin phục vụ chữa cháy, các hệ thống báo cháy, ngăn cháy và chữa cháy, các phương tiện tiện cứu người, phòng chữa cháy khác cần phù hợp với điều kiện, đặc điểm thực tế của nhà nghỉ. Trong đó, số lượng, chất lượng, hoạt động cần đáp ứng  tiêu chuẩn, kỹ thuật về PCCC hoặc đúng theo quy định của Bộ Công an.

– Đảm bảo hồ sơ quản lý và thực hiện nghiêm túc việc theo dõi hoạt PCCC theo quy định ban hành bởi Bộ Công an.

Quy định PCCC đối với nhà nghỉ từ dưới 5 tầng/khối tích dưới 5000m3

Đối với nhà nghỉ với điều kiện nói trên, việc PCCC được quy định trong Khoản 1 Điều 7 để phù hợp với điều kiện hiện tại đồng thời vẫn đáp ứng được tiêu chuẩn, kỹ thuật quy định. Dù có diện tích, kết cấu đến đâu cũng tuyệt đối không được xem nhẹ, không chú ý đến hoạt động PCCC.

Quy định PCCC đối với nhà nghỉ trên 9 tầng hoặc trên 25m

Đối với các cơ sở trong diện này, thì ngoài việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định này, còn phải thực hiện thêm một số điều kiện sau:

– Kết cấu xây dựng của cơ sở phải có giới hạn chịu lửa phù hợp với tính chất sử dụng và chiều cao của cơ sở, theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.

– Các vách ngăn, tường và trần của đường thoát nạn, lối thoát nạn, các gian phòng công cộng tập trung đông người, tuyệt đối không được sử dụng vật liệu trang trí nội thất, vật liệu cách âm hay cách nhiệt và các vật liệu dễ cháy.

Luôn luôn chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ phòng và chữa cháy


Xem thêm: Phòng cháy chữa cháy cho nhà hàng

II. CÁC THIẾT BỊ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY CHO KHÁCH SẠN, NHÀ NGHỈ
Để có được một hệ thống phòng cháy chữa cháy trong khách sạn đảm bảo tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước cần phải có đầy đủ các thiết bị lắp đặt. Trong đó, các thiết bị phòng cháy chữa cháy được phân loại thành 2 nhóm: thiết bị báo cháy và hệ thống thiết bị chữa cháy. Cụ thể, các thiết bị bao gồm:

Hệ thống thiết bị báo cháy

  • Hệ thống trung tâm báo cháy tự động: Biến áp, mô-đun, bo mạch điều khiển, ắc quy
  • Thiết bị đầu vào: Công tắc khẩn cấp và thiết bị báo cháy (đầu báo nhiệt, báo khói …)
  • Thiết bị đầu ra: Còi, đèn báo động, bảng điều khiển và bộ số tự động,…
Hệ thống báo cháy thông thường

Hệ thống thiết bị chữa cháy

  • Thiết bị chữa cháy bán tự động: hộp vòi chữa cháy
  • Thiết bị chữa cháy tự động: Hệ thống chữa cháy khí CO2, Stat X hay Nito… Trong đó hệ thống chữa cháy tự động phun sprinkler được sử dụng rộng rãi do giá thành rẻ, thi công đơn giản, hiệu quả cao.

Những điều cần lưu ý khi lắp đặt hệ thống PCCC cho khách sạn

Ngày nay, một số khách sạn, nhà nghỉ vẫn chưa áp dụng đúng quy định về phòng cháy, chữa cháy và tiềm ẩn nguy cơ hỏa hoạn cao gặp phải một số vấn đề sau:

  • Công trình không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy, không có lối thoát nạn an toàn khi có cháy, không bảo đảm về khoảng cách an toàn chống cháy lan; Hệ thống phòng cháy chữa cháy, trang bị hệ thống báo cháy, phương tiện tiếp cận của xe chữa cháy trong trường hợp cháy ở các khách sạn, nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng còn khó khăn.
  • Một số khu du lịch sinh thái được xây dựng bằng vật liệu dễ cháy: sơn, tre, nứa, gỗ, lá … Nguồn nhiên liệu chính để đun nấu trong các nhà hàng  là  gas; Hệ thống đèn chiếu sáng khẩn cấp, đèn chiếu sáng lối thoát hiểm không có hoặc có nhưng không được bảo trì, bảo dưỡng nên không phát huy tác dụng khi có sự cố.
  • Nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng và khu nghỉ dưỡng  lớn nằm xa cơ sở cứu hỏa trong khi cơ sở cứu hỏa địa phương  chưa được đầu tư và triển khai đầy đủ.
  • Chủ đầu tư chưa đầu tư đầy đủ trang thiết bị phòng cháy và chữa cháy, nhất là khâu quản lý các nguồn lửa, nguồn điện, chất cháy. Sự cố cháy nổ thường để lại hậu quả quả là rất lớn do hoạt động kém hiệu quả của nhân viên cứu hộ tại chỗ, việc thiếu huấn luyện phòng cháy và chữa cháy thường xuyên  hoặc  không có kiến ​​thức phòng cháy và chữa cháy.

Xem thêm: Thi công PCCC chuyên nghiệp trọn gói giá cạnh tranh

III. ĐĂNG KÝ GIẤY PHÉP PCCC CHO KHÁCH SẠN, NHÀ NGHỈ

Hồ sơ xin giấy phép phòng cháy chữa cháy đối với khách sạn, nhà nghỉ

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy, chữa cháy;
  • Bản sao Giấy chứng nhận Thẩm duyệt về PCCC và văn bản nghiệm thu về PCCC đối với cơ sở xây dựng mới hoặc cải tạo;
  • Bảng thống kê các phương tiện PCCC, phương tiện thiết bị cứu người đã trang bị theo mẫu;
  • Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở kèm theo danh sách những nhân viên có “Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC”;
  • Phương án chữa cháy của cơ sở.

Để biết thêm chi tiết xin liên hệ: 0906.266.379 (KS. Hoàng Kim, PCCC)

Căn cứ theo các quy định tại Điều 7 thông tư 147/2020/TT-BCA đối chiếu cùng với Nghị định 136/2020/NĐ-CP, thủ tục xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho khách sạn bao gồm các bước sau:

Bước 1: Thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy

– Đối với trường hợp chấp thuận địa điểm xây dựng khách sạn:

  • Văn bản đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật; 
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình; 
  • Bản vẽ, tài liệu thể hiện rõ hiện trạng địa hình của khu đất có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy như bậc chịu lửa của công trình, khoảng cách từ công trình dự kiến xây dựng đến các công trình xung quanh, hướng gió, cao độ công trình;

– Đối với trường hợp thiết kế cơ sở của dự án, công trình khách sạn:

  • Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật; 
  • Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công;
  • Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình sử dụng vốn khác; 
  • Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 11 Nghị định này

Sau khi đã đáp ứng được đầy đủ các giấy tờ sau, doanh nghiệp tiến hành nộp đến cơ quan có thẩm quyền để xin thẩm duyệt dự án công trình cho khách sạn của mình.

Bước 2: Nghiệm thu, kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy

Để xin được biên bản nghiệm thu của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp cần làm hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:

  • Bản sao Giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy kèm theo hồ sơ đã được đóng dấu thẩm duyệt của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
  • Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy;
  • Các biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và nghiệm thu tổng thể hệ thống phòng cháy và chữa cháy;
  • Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hạng mục liên quan đến phòng cháy và chữa cháy phù hợp với hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt;
  • Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của công trình, phương tiện giao thông cơ giới;
  • Văn bản nghiệm thu hoàn thành các hạng mục, hệ thống liên quan đến phòng cháy và chữa cháy;
  • Bản sao Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn giám sát (nếu có), đơn vị thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy.

Lưu ý: Các văn bản, tài liệu có trong hồ sơ phải có xác nhận của chủ đầu tư, chủ phương tiện, đơn vị tư vấn giám sát, đơn vị thi công. Hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch ra tiếng Việt.

Bước 3: Xin phê duyệt phương án chữa cháy

Để tiến hành xin phê duyệt phương án chữa cháy thì khách hàng cần chuẩn bị những hồ sơ tài liệu sau:

  • Văn bản đề nghị phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở (Mẫu số PC19);
  • 02 bản phương án chữa cháy của cơ sở đã được người có trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án ký tên, đóng dấu (nếu có).

Ngoài ra đối với giấy phép phòng cháy chữa cháy cho khách sạn, nhà nghỉ còn phải xin giấy chứng nhận tập huấn đối với phòng cháy chữa cháy cho nhân viên đang làm việc tại khách sạn. Chỉ khi đầy đủ các loại giấy tờ trên mới có thể đi vào hoạt động một cách hợp pháp.

Để biết thêm chi tiết xin liên hệ: 0906.266.379 (KS. Hoàng Kim, PCCC)

Xem thêm: Thi công PCCC chuyên nghiệp trọn gói giá cạnh tranh


Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ: 

Công ty CP PCCC Kim Long

 – Hotline: 0906.266.379

 – Địa chỉ: 23, Lê Thị Trung, Kp2, Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương

 – Email: pccckimlongviet@gmail.com

 – Fanpage: https://www.facebook.com/pccckimlong

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *