Thay đổi công năng công trình có cần phải thẩm duyệt pccc hay không? Hãy cũng PCCC Kim Long tìm hiểu về vẫn đề này dưới bài viết sau đây:
Các dự án, công trình đã được thẩm duyệt và cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt về PCCC. Quá trình triển khai thi công hoặc trong quá trình hoạt động nhà xưởng, chủ đầu tư thay đổi công năng, điều chỉnh một phần dự án, công trình, thì chủ đầu tư phải trình lại hồ sơ thiết kế tới cơ quan Cảnh sát PCCC để được thẩm duyệt về PCCC. Trường hợp sự thay đổi này không ảnh hưởng đến điều kiện an toàn về PCCC của dự án, công trình đó thì cơ quan Cảnh sát PCCC chỉ thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với phần cải tạo theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công an. Trường hợp sự thay đổi ảnh hưởng đến điều kiện an toàn về PCCC của dự án, công trình thì phải thẩm duyệt lại và cấp giấy chứng nhận thẩm duyệt mới thay thế cho giấy thẩm duyệt cũ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công an.
I. THAY ĐỔI CÔNG NĂNG CÔNG TRÌNH CÓ CẦN PHẢI THẨM DUYỆT PCCC HAY KHÔNG?
Một trong những điểm đáng lưu ý đầu tiên về thủ tục pháp lý PCCC đối với công trình thay đổi công năng là về thủ tục thẩm duyệt thiết kế PCCC. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, các dự án, công trình quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi công năng sử dụng ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điểm b khoản 5 Điều này.
Nói về công trình thay đổi công năng phải thực hiện thẩm duyệt thiết kế PCCC thì phải có sự phân tích kỹ càng. Nếu công trình của bạn đang cần thay đổi công năng thuộc các điều kiện dưới đây thì sẽ cần phải thẩm duyệt thiết kế PCCC.
- Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
- Nhà làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
- Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nổ A, B có tổng khối tích từ 1.500 m3 trở lên; hạng nguy hiểm cháy, nổ C, D, E có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
- Công trình cải tạo làm thay đổi tính chất, ảnh hưởng đến các yêu cầu về tài liệu, chỉ dẫn kỹ thuật, giải pháp PCCC, thoát hiểm, phương án chống sét, chống tĩnh điện, cấp điện tại Điểm b, Khoản 5, Điều 13 trong Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
- Với các công trình đã được nghiệm thu đi vào hoạt động, khi thay đổi công năng công trình thì chỉ cần thực hiện thẩm duyệt PCCC đối với phần được thay đổi công năng.
Theo quy định trên thì đối với công trình cải tạo (thay đổi công năng,…) thuộc Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP mà ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy sau thì phải lập hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy:
– Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy, các tài liệu kỹ thuật, chỉ dẫn kỹ thuật và công nghệ được áp dụng để thiết kế công trình;
– Đường giao thông cho xe chữa cháy, khoảng cách an toàn phòng cháy và chữa cháy đối với các công trình xung quanh;
– Hệ thống cấp nước chữa cháy;
– Bậc chịu lửa, hạng nguy hiểm cháy nổ và bố trí công năng của công trình liên quan đến công tác phòng cháy và chữa cháy;
– Giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan;
– Giải pháp chống tụ khói;
– Giải pháp thoát nạn;
– Giải pháp cứu nạn và hỗ trợ cứu nạn;
– Phương án chống sét, chống tĩnh điện;
– Giải pháp cấp điện cho hệ thống phòng cháy và chữa cháy và các hệ thống kỹ thuật khác có liên quan về phòng cháy và chữa cháy;
– Hệ thống báo cháy, chữa cháy và phương tiện chữa cháy của công trình.
II. QUY TRÌNH THẨM DUYỆT THIẾT KẾ PCCC ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH THAY ĐỔI CÔNG NĂNG
Công trình thay đổi công năng thuộc danh mục kể trên thì phải thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý về thẩm duyệt PCCC như sau:
2.1. Hồ sơ thẩm duyệt công trình thay đổi công năng
- Bản vẽ thiết kế hệ thống PCCC, nối đất, chống sét và các bản vẽ về Kiến trúc, kết cấu liên quan
- Tập thuyết minh kỹ thuật hệ thống
- Đơn đề nghị thẩm duyệt PCCC
- Giấy ủy quyền từ Chủ đầu tư cho Đơn vị tư vấn dịch vụ thực hiện
- Giấy phép đăng ký kinh doanh
- Giấy chứng nhận đầu tư dự án
- Văn bản công trình được phê duyệt quy hoạch
- Hợp đồng thuê đất hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2.2. Cơ quan thực hiện thẩm duyệt
- Đơn vị cảnh sát PCCC ở các thành phố trực thuộc Trung ương quản lý.
- Sở, phòng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy cứu nạn, cứu hộ công an cấp tỉnh thẩm định PCCC cho công trình tại địa phương.
Xem thêm: Thẩm duyệt thiết kế pccc
III. QUY ĐỊNH, TIÊU CHUẨN THI CÔNG PCCC ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH THAY ĐỔI CÔNG NĂNG
Dù là thi công công trình mới, hay thi công hệ thống PCCC cải tạo nhà, văn phòng thì theo quy định Pháp luật đều cần đảm bảo theo các loại tiêu chuẩn, quy chuẩn dưới đây:
- TCVN7336 -2020: Tiêu chuẩn quốc gia về phòng cháy chữa cháy
- TCVN5738 – 2021: Tiêu chuẩn về hệ thống báo cháy tự động – yêu cầu kỹ thuật
- QCVN 06:2021/BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình
- TCVN 3890:2021: Tiêu chuẩn về Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra và bảo dưỡng
- TCVN 6379-1998: Tiêu chuẩn về Thiết bị chữa cháy – Trụ nước chữa cháy – Yêu cầu kỹ thuật.
IV. QUY ĐỊNH VỀ THẨM ĐỊNH, NGHIỆM THU PCCC ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH THAY ĐỔI CÔNG NĂNG
4.1. Các bên cần tham gia vào công trình nghiệm thu
Nghiệm thu PCCC đối với công trình thay đổi công năng ở đây là tiến hành nghiệm thu cả về vấn đề thiết kế cho đến thi công. Vì vậy mà sẽ cần 4 bên tham gia vào quy trình là:
- Đơn vị thiết kế PCCC
- Chủ đầu tư công trình
- Nhà thầu thi công hệ thống PCCC
- Cơ quan Cảnh sát PCCC địa phương đã thẩm duyệt PCCC
4.2. Hồ sơ nghiệm thu PCCC công trình thay đổi công năng
- Giấy chứng nhận/Văn bản thẩm duyệt thiết kế PCCC kèm theo hồ sơ đã được đóng dấu của cơ quan Cảnh sát PCCC.
- Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện PCCC.
- Các loại biên bản thử nghiệm, nghiệm thu từng phần và tổng thể hệ thống PCCC.
- Các loại bản vẽ hoàn công hệ thống PCCC và các hạng mục liên quan đến PCCC phù hợp theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt.
- Tài liệu, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng các thiết bị, hệ thống PCCC và các hệ thống liên quan đến PCCC của công trình sau khi thay đổi công năng.
- Văn bản nghiệm thu hoàn thành các hạng mục, hệ thống liên quan đến PCCC.
- Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC của đơn vị tư vấn giám sát (nếu có), đơn vị thi công, lắp đặt hệ thống PCCC.
Xem thêm: Quy định PCCC đối với chung cư
4.3 Thời gian tiến hành nghiệm thu PCCC công trình thay đổi công năng
Sau khi hồ sơ nghiệm thu được tiếp nhận, cơ quan chức năng sẽ bắt đầu tiến hành quy trình nghiệm thu về cả tính pháp lý và nghiệm thu trên công trình thực tế. Thời gian nghiệm thu PCCC là trong vòng 07 ngày làm việc kể từ khi thông qua biên bản kiểm tra nghiệm thu. Các công trình thay đổi công năng hệ thống PCCC đạt đủ điều kiện sẽ được cấp văn bản nghiệm thu PCCC.
V. THỦ TỤC NỘP HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ THẨM DUYỆT PCCC ĐỐI VỚI CÔNG TRÌNH THAY ĐỔI CÔNG NĂNG
Trường hợp công trình thay đổi công năng phải thực hiện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 4 và khoản 6 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ đề nghị thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy đối với công trình thay đổi công năng:
– Đối với thiết kế cơ sở của dự án, công trình: Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật;
Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công; văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình sử dụng vốn khác;
Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế cơ sở thể hiện những nội dung yêu cầu về giải pháp phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 11 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
– Đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công dự án, công trình: Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư (Mẫu số PC06), trường hợp chủ đầu tư ủy quyền cho đơn vị khác thì phải có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật; văn bản góp ý thiết kế cơ sở về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy (nếu có);
Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng công trình đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công; văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp đối với dự án, công trình sử dụng vốn khác;
Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của đơn vị tư vấn thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; dự toán xây dựng công trình; bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thể hiện những nội dung yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 11 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;
Bản sao Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, bản vẽ được đóng dấu thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy (đối với hồ sơ thiết kế cải tạo, điều chỉnh); văn bản thẩm định thiết kế xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng (nếu có);
– Văn bản, giấy tờ có trong hồ sơ là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hoặc bản sao hoặc bản chụp kèm theo bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu.
Bản vẽ và bản thuyết minh thiết kế phải có xác nhận của chủ đầu tư hoặc chủ phương tiện. Hồ sơ nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch ra tiếng Việt và chủ đầu tư, chủ phương tiện phải chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch đó.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 12 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP theo một trong các hình thức sau:
– Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền;
– Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước);
– Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Trường hợp công trình thay đổi công năng mà chưa có văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy thì chủ đầu tư có thể bị phạt, đồng thời buộc thực hiện thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy.
Lưu ý: Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Xem thêm: Thi công PCCC chuyên nghiệp trọn gói giá cạnh tranh
Công ty CP PCCC Kim Long chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn, thiết kế, thi công hê pccc. PCCC Kim Long chuyên thi công phòng cháy ở tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An và các tỉnh miền Tây.
Để biết thêm chi tiết vui lòng xin liên hệ:
Công ty CP PCCC Kim Long
Văn Phòng Đại Diện : 35 đường D6 – KDC Phúc Đạt, phường Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Trụ sở: 23 Lê Thị Trung, Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Email : kimtrongphat@gmail.com
Hotline: 0906.266.379
Email: pccckimlongviet@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/pccckimlong
Vị trí đến công ty
- Google maps: https://maps.app.goo.gl/DMAWubJ6MvJL8vrQA